Ai có trách nhiệm đánh giá thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc gia?
Nội dung chính
Ai có trách nhiệm đánh giá thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc gia?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 49 Luật Quy hoạch 2017, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 quy định về trách nhiệm đánh giá thực hiện quy hoạch như sau:
Trách nhiệm đánh giá thực hiện quy hoạch
1. Quy hoạch được đánh giá thực hiện theo định kỳ 05 năm hoặc đột xuất theo tiêu chí đánh giá do Chính phủ quy định.
2. Trách nhiệm đánh giá thực hiện quy hoạch được quy định như sau:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá thực hiện quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch vùng;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá thực hiện quy hoạch không gian biển quốc gia và quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
c) Bộ, cơ quan ngang Bộ đánh giá thực hiện quy hoạch ngành quốc gia theo thẩm quyền;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đánh giá thực hiện quy hoạch tỉnh.
3. Cơ quan đánh giá thực hiện quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia và quy hoạch sử dụng đất quốc gia gửi báo cáo đánh giá đến Chính phủ. Trường hợp cần thiết, Chính phủ báo cáo Quốc hội.
Cơ quan đánh giá thực hiện quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh gửi báo cáo đến Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, trách nhiệm đánh giá thực hiện quy hoạch được quy định như sau:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá thực hiện quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch vùng;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá thực hiện quy hoạch không gian biển quốc gia và quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ đánh giá thực hiện quy hoạch ngành quốc gia theo thẩm quyền;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đánh giá thực hiện quy hoạch tỉnh.
Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đánh giá thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
Ai có trách nhiệm đánh giá thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc gia? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm cung cấp thông tin về quy hoạch sử dụng đất quốc gia?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 42 Luật Quy hoạch 2017, quy định về cung cấp thông tin quy hoạch cho cơ quan, tổ chức, cá nhân như sau:
Cung cấp thông tin quy hoạch cho cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Thông tin về quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt phải được cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu, trừ những nội dung liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cung cấp thông tin về quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cung cấp thông tin về quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia.
4. Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm cung cấp thông tin về quy hoạch ngành quốc gia thuộc thẩm quyền tổ chức lập.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin về quy hoạch tỉnh.
Như vậy, Theo quy định nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cung cấp thông tin về quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia xác định những gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 24 Luật Quy hoạch 2017, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 243 Luật Đất đai 2024 quy định về nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia như sau:
Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia
1. Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia xác định việc phân bổ và tổ chức không gian sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực mang tính liên vùng, liên tỉnh.
2. Quy hoạch sử dụng đất quốc gia bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phân tích, đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh trực tiếp tác động và thực trạng sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực;
b) Dự báo xu thế biến động của việc sử dụng đất;
c) Xác định các quan điểm và mục tiêu sử dụng đất trong thời kỳ mới;
d) Định hướng sử dụng đất quốc gia, vùng kinh tế - xã hội, tầm nhìn sử dụng đất đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu;
đ) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất đối với nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp; trong đó xác định diện tích một số loại đất gồm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất quốc phòng, đất an ninh;
e) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch
3. Chính phủ quy định chi tiết nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia xác định việc phân bổ và tổ chức không gian sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực mang tính liên vùng, liên tỉnh.