Khi được nhận thừa kế đất thì các khoản chi phí và thuế nào cần phải đóng theo pháp luật?

Nhận thừa kế đất có cần phải đóng thuế không? Trường hợp nào được miễn đóng thuế nếu được thừa kế đất ? Các chi phí cần phải đóng nếu được nhận thừa kế đất là gì?

Nội dung chính

    Thừa kế đất có phải đóng thuế không? Nếu đóng thì thừa kết đất thuộc loại thuế nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, quy định về các khoàn thu nhập phải chịu thuế như sau:

    Thu nhập chịu thuế
    ...

    9.Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

    Do đó, nhận thừa kế đất sẽ thuộc đối tượng phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

    Đồng thời căn cứ theo quy định tại điểm c Khoản 9 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thu nhập từ nhận thừa kế.

    Các khoản thu nhập chịu thuế
    ...
    9. Thu nhập từ nhận thừa kế

    Thu nhập từ nhận thừa kế là khoản thu nhập mà cá nhân nhận được theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế, cụ thể như sau:

    ...

    c) Đối với nhận thừa kế là bất động sản bao gồm: quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai; kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai; quyền thuê đất; quyền thuê mặt nước; các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế là bất động sản dưới mọi hình thức; trừ thu nhập từ thừa kế là bất động sản theo hướng dẫn tại điểm d, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.

    Vậy nên, nhân thừa kế đất cũng được tính là khoản thu nhập cá nhân vì vậy việc nhận thừa kế đất cũng phải đóng thuế và đóng thuế ở dạng thuế thu nhập cá nhân.

    Trường hợp nào nhận thừa kế đất thì được miễn thuế?

    Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản sau được miễn thuế thu nhập cá nhân:

    Các khoản thu nhập được miễn thuế
    1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:
    ...
    d) Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau..

    Như vậy, có thể thấy hầu hết các trường hợp thừa kế nhà đất đều được miễn thuế thu nhập cá nhân. Bởi vì, trên thực tế dù thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật thì vẫn thuộc những mối quan hệ trên, chỉ có một số ít trường hợp lập di chúc cho người ngoài hưởng thừa kế thì mới thu thuế thừa kế đất.

    Theo đó, sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân nếu nhận thừa kế đất đai giữa các mối quan hệ sau đây với nhau:

    - Vợ với chồng;

    - Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;

    - Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;

    - Cha chồng, mẹ chồng với con dâu;

    - Cha vợ, mẹ vợ với con rể;

    - Ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại;

    - Anh chị em ruột.

     

    Trường hợp khi được nhận thừa kế đất thì các khoản chi phí và thuế nào cần phải đóng theo pháp luật?

    Trường hợp khi được nhận thừa kế đất thì các khoản chi phí và thuế nào cần phải đóng theo pháp luật? (Hình từ Internet)

    Các khoản phí phải đóng khi nhận thừa kế đất

    Ngoài thuế thu nhập cá nhân thì người nhận thừa kế còn đóng các phí khi được nhận thừa kế là:

    - Lệ phí trước bạ

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, mức thu lệ phí trước bạ đối với nhà đất là 0,5%.

    Mặt khác, tại khoản 10 Điều 10 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định về các trường hợp được miễn lệ phí trước bạ như sau:

    Miễn lệ phí trước bạ
    ...
    10. Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    Theo đó, khi được nhận thừa kế bất động sản từ các quan hệ như được liệt kê ở trên thì sẽ không phải nộp lệ phí trước bạ.

    Cũng giống như thuế thu nhập cá nhân, không phải tất cả cá nhân khi nhận thừa kế đều phải nộp lệ phí trước bạ, mà có các trường hợp khi nhận thừa kế sẽ được miễn lệ phí trước bạn.

    Lệ phí cấp Giấy chứng nhận

    Khoản lệ phí này phải nộp nếu người nhận thừa kế có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận mới (Giấy chứng nhận mới đứng tên mình thay vì vẫn để Giấy chứng nhận cũ và chỉ đăng ký biến động để ghi tên vào trang 4 của Giấy chứng nhận).

    - Phí thẩm định hồ sơ

    Căn cứ theo điểm i khoản 1 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC được sửa đổi bởi sửa đổi bởi Điểm b Khoản 3 Điều 1 Thông tư 106/2021/TT-BTC định nghĩa về phí này như sau:

    3. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 5 như sau:
    ...
    b) Sửa đổi, bổ sung điểm i khoản 1 như sau:
    i) Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (bao gồm cấp lần đầu, cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận và chứng nhận biến động vào giấy chứng nhận đã cấp) theo quy định của pháp luật.
    Căn cứ quy mô diện tích của thửa đất, tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ, mục đích sử dụng đất và điều kiện cụ thể của địa phương để quy định mức thu phí cho từng trường hợp.

    Theo đó, phí thẩm định hồ sơ khi đăng ký biến động (chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế,…) do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định nên mức thu khác nhau. Tuy nhiên, chỉ một vài tỉnh, thành thu khoản phí thẩm định hồ sơ. Mặt khác, không phải tỉnh, thành nào cũng thu khoản phí này.

    20