Khi công chức được cử đi công tác tại nước ngoài, họ có phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Công chức được cử đi công tác tại nước ngoài thì có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Công chức đang trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật thì có được đi công tác nước ngoài không?


Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề này cần được giải đáp. Tôi là công chức tại Ủy ban nhân dân tỉnh D và sắp tới ngày 15/9 tôi được Ủy ban cử đi nước ngoài để công tác. Tôi thắc mắc là trong thời gian tôi công tác tại nước ngoài thì tôi có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?


Rất mong được Ban biên tập giải đáp, tôi cảm ơn.

Nội dung chính

    Công chức được cử đi công tác tại nước ngoài thì có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

    Tại Điều 2 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH quy định đối tượng áp dụng như sau:

    1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tạikhoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.

    Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

    Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đồng thời là người giao kết hợp đồng lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội thì tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.

    2. Người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội.

    3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội bắt buộc.

    Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:

    a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

    b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

    c) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

    d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

    đ) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

    e) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;

    g) Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Luật Bảo hiểm xã hội.

    Như vậy, theo quy định trên thì công chức được cử đi công tác tại nước ngoài mà vẫn được hưởng lương thì vẫn thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

    Bạn không nói rõ là khoảng thời gian bạn công tác ở bên nước ngoài bạn có được hưởng lương hay không. Nếu như bạn hưởng lương thì bạn vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn bạn không được hưởng lương thì bạn không thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

    Khi công chức được cử đi công tác tại nước ngoài, họ có phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không? (Hình từ Internet)

    Công chức đang trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật thì có được đi công tác nước ngoài không?

    Căn cứ Điều 32 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định điều kiện bồi dưỡng ở nước ngoài như sau:

    1. Đối với các khóa bồi dưỡng có thời gian dưới 01 tháng, cán bộ, công chức, viên chức phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 18 tháng tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu.

    2. Đối với các khóa bồi dưỡng có thời gian từ 01 tháng trở lên, cán bộ, công chức, viên chức phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 02 năm tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu.

    3. Không trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật hoặc trong thời gian thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên; không thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật.

    4. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm trước liền kề.

    5. Chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng phải phù hợp với nội dung của khóa bồi dưỡng.

    6. Có sức khỏe bảo đảm đáp ứng yêu cầu khóa bồi dưỡng.

    Do đó, theo quy định trên công chức đang trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật thì không được đi bồi dưỡng tại nước ngoài mà chỉ được phép đi công tác ở nước ngoài. 

    9