Huyện Phú Xuyên sau sáp nhập xã đổi thành gì? Huyện Phú Xuyên thành mấy xã sau sắp xếp ĐVHC TP Hà Nội?
Nội dung chính
Huyện Phú Xuyên sau sáp nhập xã đổi thành gì? Huyện Phú Xuyên thành mấy xã sau sắp xếp ĐVHC TP Hà Nội?
Ngày 16/06/2025, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hà Nội năm 2025.
Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 16/06/2025.
Sau khi sắp xếp, TP Hà Nội có 126 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 51 phường và 75 xã.
Huyện Phú Xuyên sau sáp nhập xã đổi thành gì? Huyện Phú Xuyên thành mấy xã sau sắp xếp ĐVHC TP Hà Nội? được quy định tại Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 quy định như sau:
Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội
Trên cơ sở Đề án số 369/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội như sau:
...
60. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Phú Minh, thị trấn Phú Xuyên, các xã Hồng Thái, Minh Cường, Nam Phong, Nam Tiến, Quang Hà, Văn Tự, phần còn lại của xã Tô Hiệu và xã Vạn Nhất sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 58 Điều này thành xã mới có tên gọi là xã Phú Xuyên.
61. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Hoàng Long, Hồng Minh, Phú Túc, Văn Hoàng và Phượng Dực thành xã mới có tên gọi là xã Phượng Dực.
62. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Tân Dân (huyện Phú Xuyên), Châu Can, Phú Yên, Vân Từ và Chuyên Mỹ thành xã mới có tên gọi là xã Chuyên Mỹ.
63. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Bạch Hạ, Khai Thái, Minh Tân, Phúc Tiến, Quang Lãng, Tri Thủy và Đại Xuyên thành xã mới có tên gọi là xã Đại Xuyên.
Huyện Phú Xuyên sau sáp nhập xã đổi thành gì? Huyện Phú Xuyên thành mấy xã sau sắp xếp ĐVHC TP Hà Nội?
Như vậy, huyện Phú Xuyên sau sáp nhập xã đổi tên thành 04 xã như sau: Phú Xuyên, Phượng Dực, Chuyên Mỹ, Đại Xuyên.
Huyện Phú Xuyên sau sáp nhập xã đổi thành gì? Huyện Phú Xuyên thành mấy xã sau sắp xếp ĐVHC TP Hà Nội? (Hình từ Internet)
Lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã dựa theo những căn cứ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã dựa theo những căn cứ cụ thể như sau:
(1) Quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch đô thị của thành phố trực thuộc trung ương đối với trường hợp không lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
(2) Các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành;
(3) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã; trường hợp chưa có kế hoạch này thì sử dụng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã thuộc địa bàn trước ngày 01 tháng 7 năm 2025;
(4) Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của đơn vị hành chính cấp xã;
(5) Hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai, tiềm năng đất đai;
(6) Nhu cầu, khả năng sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp xã; đối với việc xác định nhu cầu sử dụng đất ở, đất khu đô thị, đất khu dân cư nông thôn được xác định trên cơ sở dự báo dân số, điều kiện hạ tầng, cảnh quan, môi trường theo quy định của pháp luật về xây dựng;
(7) Định mức sử dụng đất, tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.
Như vậy, từ ngày 01/07/2025 lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã dựa theo 07 căn cứ nêu trên.
Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cấp xã từ ngày 01/7/2025 như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 23/2025/TT-BNNMT quy định xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cấp xã cụ thể như sau:
(1) Xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ quy hoạch sử dụng đất, gồm:
- Các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội, chỉ tiêu về bảo đảm quốc phòng, an ninh;
- Chỉ tiêu về bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Chỉ tiêu về phát triển kết cấu hạ tầng.
(2) Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối để xác định các chỉ tiêu sử dụng đất trong nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng theo quy định tại Điều 9 Luật Đất đai 2024 và Điều 4, 5 và 6 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, trong đó xác định diện tích các loại đất để bảo đảm chính sách hỗ trợ đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số;
- Xây dựng hệ thống biểu số liệu, sơ đồ, biểu đồ kèm theo.
(3) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất, gồm: Chỉ tiêu sử dụng đất do cấp tỉnh phân bổ cho cấp xã và các chỉ tiêu sử dụng đất còn lại trong kỳ quy hoạch sử dụng đất theo nhu cầu sử dụng đất của xã.
(4) Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong thời kỳ quy hoạch.
(5) Xác định diện tích đất cần thu hồi trong thời kỳ quy hoạch.
(6) Xác định diện tích đất cần chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai 2024 trong thời kỳ quy hoạch.
(7) Xác định ranh giới, vị trí, diện tích khu vực lấn biển để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp.
(8) Khoanh vùng các khu vực sử dụng đất cần quản lý nghiêm ngặt trong thời kỳ quy hoạch cấp xã, gồm: đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
(9) Phân kỳ quy hoạch sử dụng cho từng kỳ kế hoạch 05 năm theo nội dung quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 39 Thông tư 29/2024/TT-BTNMT.
(10) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch sử dụng đất, gồm:
- Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu;
- Giải pháp về nguồn lực thực hiện quy hoạch sử dụng đất;
- Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
(11) Xây dựng hệ thống biểu số liệu, sơ đồ, biểu đồ.
(12) Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã.
(13) Xây dựng báo cáo chuyên đề về phương án quy hoạch sử dụng đất cấp xã.