Huyện Kim Sơn đổi tên thành gì sau sáp nhập xã phường? Danh sách xã phường huyện Kim Sơn sau sáp nhập

Chuyên viên pháp lý: Đào Thị Mỹ Hồng
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Huyện Kim Sơn đổi tên thành gì sau sáp nhập xã phường? Danh sách xã phường huyện Kim Sơn sau sáp nhập? Bản đồ tỉnh Ninh Bình mới sau sáp nhập tỉnh 2025 chi tiết

Nội dung chính

Huyện Kim Sơn đổi tên thành gì sau sáp nhập xã phường? Danh sách xã phường huyện Kim Sơn sau sáp nhập

Căn cứ khoản 8 Điều 1 Nghị quyết 202/2025/QH15 quy định sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Hà Nam, tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Ninh Bình.

Nghị quyết số 1674/NQ-UBTVQH15 sắp xếp các ĐVHC cấp xã của tỉnh Ninh Bình năm 2025

Trên cơ sở Đề án số 339/ĐA-CP ngày 09 tháng 05 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Ninh Bình (mới) năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của Huyện Kim Sơn như sau:

(1) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Xuân Chính, Hồi Ninh và Chất Bình thành xã mới có tên gọi là xã Chất Bình.

(2) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Kim Định, Ân Hòa và Hùng Tiến thành xã mới có tên gọi là xã Kim Sơn.

(3) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Như Hòa, Đồng Hướng và Quang Thiện thành xã mới có tên gọi là xã Quang Thiện.

(4) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Phát Diệm, xã Thượng Kiệm và xã Kim Chính thành xã mới có tên gọi là xã Phát Diệm.

(5) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Yên Lộc (huyện Kim Sơn), Tân Thành và Lai Thành thành xã mới có tên gọi là xã Lai Thành

(6) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Văn Hải, Kim Tân và Định Hóa thành xã mới có tên gọi là xã Định Hóa.

(7) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Bình Minh, xã Cồn Thoi và xã Kim Mỹ thành xã mới có tên gọi là xã Bình Minh.

(8) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Kim Trung, xã Kim Đông và khu vực bãi bồi ven biển (do huyện Kim Sơn quản lý) thành xã mới có tên gọi là xã Kim Đông.

Như vậy, Huyện Kim Sơn sau sắp xếp được tổ chức lại thành 8 đơn vị hành chính cấp xã/phường thuộc tỉnh Ninh Bình mới, gồm: xã Chất Bình, xã Kim Sơn, xã Quang Thiện, xã Phát Diệm, xã Lai Thành, xã Định Hóa, xã Bình Minh, xã Kim Đông.

Huyện Kim Sơn đổi tên thành gì sau sáp nhập xã phường? Danh sách xã phường huyện Kim Sơn sau sáp nhập

Huyện Kim Sơn đổi tên thành gì sau sáp nhập xã phường? Danh sách xã phường huyện Kim Sơn sau sáp nhập (Hình từ Internet)

Bản đồ tỉnh Ninh Bình mới sau sáp nhập tỉnh 2025 chi tiết

Bản đồ tỉnh Ninh Bình mới sau sáp nhập tỉnh 2025 giúp người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nắm bắt rõ ràng ranh giới, phạm vi quản lý của từng khu vực trong thành phố. Việc cập nhật Bản đồ địa giới hành chính Ninh Bình càng trở nên cần thiết để phản ánh chính xác sự thay đổi về tổ chức hành chính sau sắp xếp đơn vị hành chính.

Năm 2025, tỉnh Ninh Bình thực hiện sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Bản đồ tỉnh Ninh Bình mới được cập nhật theo thay đổi này thể hiện rõ ranh giới mới của các xã, phường sau sáp nhập, đồng thời tái cấu trúc địa giới hành chính tại nhiều huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Bản đồ tỉnh Ninh Bình mới sau sáp nhập tỉnh

Bản đồ tỉnh Ninh Bình mới sau sáp nhập tỉnh

Theo Bản đồ tỉnh Ninh Bình mới sau sáp nhập tỉnh 2025 trên có thể thấy tỉnh Ninh Bình chỉ còn 39 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 8 phường và 31 xã) được thể hiện rõ ràng ở trên.

Những thay đổi này được thể hiện rõ trong bản đồ tỉnh Ninh Bình mới, giúp phản ánh đúng tình trạng hành chính, ranh giới quản lý sau điều chỉnh. Bản đồ địa giới hành chính mới của tỉnh là công cụ quan trọng hỗ trợ công tác cấp giấy tờ đất đai, quy hoạch hạ tầng, phát triển đô thị và cung cấp thông tin chính xác cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

Hội đồng nhân dân xã có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong lĩnh vực tổ chức bộ máy và xây dựng chính quyền?

Căn cứ khoản 2 Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:

Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã
[...]
2. Trong lĩnh vực tổ chức bộ máy và xây dựng chính quyền:
a) Quyết định thành lập, tổ chức lại, thay đổi tên gọi, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật;
b) Căn cứ chỉ tiêu được chính quyền địa phương cấp tỉnh giao, quyết định cụ thể biên chế cán bộ, công chức trong các cơ quan của chính quyền địa phương cấp mình, số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn;
c) Xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp mình;
d) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, đặt tên, đổi tên thôn theo quy định của pháp luật; quyết định cụ thể số lượng người hoạt động không chuyên trách hưởng phụ cấp từ ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của chính quyền địa phương cấp tỉnh;
đ) Ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình;
e) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân cùng cấp;
g) Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và chấp thuận việc đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình thôi làm nhiệm vụ đại biểu theo quy định của pháp luật.
[...]

Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã trong lĩnh vực tổ chức bộ máy và xây dựng chính quyền bao gồm:

- Quyết định thành lập, tổ chức lại, thay đổi tên gọi, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật;

- Căn cứ chỉ tiêu được chính quyền địa phương cấp tỉnh giao, quyết định cụ thể biên chế cán bộ, công chức trong các cơ quan của chính quyền địa phương cấp mình, số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn;

- Xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp mình;

- Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, đặt tên, đổi tên thôn theo quy định của pháp luật; quyết định cụ thể số lượng người hoạt động không chuyên trách hưởng phụ cấp từ ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của chính quyền địa phương cấp tỉnh;

- Ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình;

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân cùng cấp;

- Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và chấp thuận việc đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình thôi làm nhiệm vụ đại biểu theo quy định của pháp luật.

saved-content
unsaved-content
1