Huyện Hải Hậu sau sắp xếp đổi tên thành gì? Huyện Hải Hậu sau sắp xếp có những xã nào?
Nội dung chính
Huyện Hải Hậu sau sắp xếp đổi tên thành gì? Huyện Hải Hậu sau sắp xếp có những xã nào?
Căn cứ theo Nghị quyết 202/2025/QH15 chính thức thống nhất sáp nhập Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình thành 1 tỉnh mới lấy tên là Ninh Bình.
Về sáp nhập xã phường huyện Hải Hậu được thực hiện theo Nghị quyết 1674/NQ-UBTVQH15 năm 2025. Trong đó, các xã phường ở huyện Hải Hậu sáp nhập như sau:
(1) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Yên Định, xã Hải Trung và xã Hải Long thành xã mới có tên gọi là xã Hải Hậu.
(2) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Hải Minh, Hải Đường và Hải Anh thành xã mới có tên gọi là xã Hải Anh.
(3) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Cồn, xã Hải Sơn và xã Hải Tân thành xã mới có tên gọi là xã Hải Tiến.
(4) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Hải Nam, Hải Lộc và Hải Hưng thành xã mới có tên gọi là xã Hải Hưng.
(5) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Hải Phong, Hải Giang và Hải An thành xã mới có tên gọi là xã Hải An.
(6) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Hải Đông, Hải Tây và Hải Quang thành xã mới có tên gọi là xã Hải Quang.
(7) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Hải Phú, Hải Hòa và Hải Xuân thành xã mới có tên gọi là xã Hải Xuân.
(8) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Thịnh Long, xã Hải Châu và xã Hải Ninh thành xã mới có tên gọi là xã Hải Thịnh.
Như vậy, huyện Hải Hậu sau sắp xếp được tổ chức lại thành 8 đơn vị hành chính cấp xã/phường thuộc tỉnh Ninh Bình mới, gồm: xã Hải Hậu, xã Hải Anh, xã Hải Tiến, xã Hải Hưng, xã Hải An, xã Hải Quang, xã Hải Xuân, xã Hải Thịnh.
Huyện Hải Hậu sau sắp xếp đổi tên thành gì? Huyện Hải Hậu sau sắp xếp có những xã nào? (Hình từ Internet)
Sắp xếp xã phường 2025 thì giấy tờ đất, sổ đỏ còn giá trị sử dụng không?
Việc sắp xếp xã phường 2025 khiến không ít người dân băn khoăn: Liệu sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp trước đây có còn giá trị pháp lý khi tên tỉnh, huyện, xã trên giấy tờ đã thay đổi sau sắp xếp xã phường tỉnh Ninh Bình?
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 133 Luật Đất đai 2024 quy định về việc đăng ký biến động đối với giấy tờ đất cụ thể đối với trường hợp sau sáp nhập tỉnh cần thay đổi giấy tờ đất, sổ đỏ như sau:
Điều 133. Đăng ký biến động
1. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi sau đây:
[...]
d) Thay đổi ranh giới, mốc giới, kích thước các cạnh, diện tích, số hiệu và địa chỉ của thửa đất;
[...]
Như vậy, việc sắp xếp xã phường tỉnh Ninh Bình thì giấy tờ đất sau sáp nhập cần đăng ký biến động. Quy định tại khoản 1,2 Điều 10 Nghị quyết 190/2025/QH15 về văn bản giấy tờ đất, sổ đỏ đã được cấp trước đó về hiệu lực và thời hạn như sau:
Điều 10. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp
1. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà chưa hết hiệu lực hoặc chưa hết thời hạn sử dụng thì tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo quy định của pháp luật cho đến khi hết thời hạn hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, thu hồi bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Không được yêu cầu tổ chức, cá nhân làm thủ tục cấp đổi giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền cấp trước khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước khi các giấy tờ này chưa hết thời hạn sử dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
[...]
Tóm lại, khi thực hiện sáp nhập tỉnh thành 2025 thì các giấy tờ đất, sổ đỏ vẫn còn giá trị sử dụng. Sau khi sắp xếp xã phường tỉnh Ninh Bình thì người dân chỉ cần đăng ký biến động đối với giấy tờ đất, sổ đỏ của mình nếu có nhu cầu
Sau khi sáp nhập tỉnh, người dân muốn điều chỉnh thông tin trên sổ đỏ thì cần thực hiện như thế nào?
Theo Công văn 991/BNNMT-QLĐĐ năm 2025 thì việc chỉnh lý thay đổi thông tin của thửa đất (số tờ, số thửa, địa chỉ) trên Giấy chứng nhận đã cấp được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 41 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT.
Trường hợp trên Giấy chứng nhận đã cấp không còn dòng trống để xác nhận thay đổi thì cấp mới Giấy chứng nhận để thể hiện thông tin của thửa đất theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định 101/2024/NĐ-CP.
Theo đó, khi có nhu cầu điều chỉnh thông tin trên sổ đỏ do sáp nhập đơn vị hành chính, người dân cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
- Giấy tờ liên quan đến việc điều chỉnh thông tin do sáp nhập.
- Giấy ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực (nếu nộp hồ sơ thông qua người đại diện).
Hồ sơ được nộp tại Bộ phận một cửa, Văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất. Cơ quan tiếp nhận sẽ cấp giấy hẹn và chuyển hồ sơ đến đơn vị có thẩm quyền xử lý.
Thời gian thực hiện thủ tục điều chỉnh thông tin trên sổ đỏ là không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, thời gian này được tăng thêm 10 ngày làm việc.
Lưu ý: Thời gian trên không tính thời gian cơ quan thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính, thời gian xem xét xử lý trường hợp đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định, niêm yết công khai, đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng, thời gian để thực hiện thủ tục chia thừa kế,....