Huyện đảo nằm cách xa đất liền nhất của nước ta?
Nội dung chính
Huyện đảo nằm cách xa đất liền nhất của nước ta?
Huyện đảo nằm cách xa đất liền nhất của nước ta là huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa, Trường Sa nằm ở khu vực phía Nam biển Đông, gồm 20 đảo nổi và khoảng 80 bãi đá ngầm, gốc san hô. Hòn đảo xa nhất cách đất liền tới 250 hải lý.
Huyện đảo Trường Sa bao gồm nhiều đảo, đá, bãi cạn và rạn san hô, với ý nghĩa chiến lược quan trọng về chủ quyền, kinh tế biển và an ninh quốc phòng của Việt Nam. Đây cũng là nơi sinh sống và làm việc của quân dân, với hệ thống cơ sở hạ tầng như trường học, bệnh xá, và các công trình phục vụ đời sống trên đảo. Trong quần đảo Trường Sa đảo nào có diện tích lớn nhất?
Đảo Ba Bình được xem là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, thấp hơn đảo Nam Yết một chút. Nhìn chung nhóm đảo này có điều kiện sinh hoạt tốt. Phía Tây Nam nhóm Nam Yết có đá Chữ Thập, đây là chỗ cao nhất của một bãi cạn dài 25 km, rộng tối đa 6 km.
Như vậy, huyện đảo Trường Sa là huyện đảo nằm cách xa đất liền nhất của nước ta.
Huyện đảo nằm cách xa đất liền nhất của nước ta? (Ảnh từ Internet)
Dự án đầu tư lấn biển đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt là căn cứ để làm gì?
Căn cứ khoản 7 Điều 72 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng; thi công, nghiệm thu công trình xây dựng của dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư
...
6. Chủ đầu tư dự án lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư có trách nhiệm đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thông báo hàng hải theo quy định của pháp luật về hàng hải.
7. Dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao khu vực biển để thực hiện hoạt động lấn biển đồng thời với việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.
Như vậy, dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao khu vực biển cho chủ đầu tư thực hiện hoạt động lấn biển.
Đồng thời là cơ sở để thực hiện giao đất, cho thuê đất nhằm triển khai dự án đầu tư theo đúng quy định.
Cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư lấn biển qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất thì không phải làm gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 75 Nghị định 102/2024/NĐ-CP về xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất quy định như sau:
Xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
1. Việc xác định giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai; trường hợp áp dụng phương pháp thặng dư để xác định giá đất cụ thể thì việc ước tính tổng chi phí phát triển phải bao gồm chi phí lấn biển đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 72 Nghị định này; trường hợp tổng chi phí phát triển lớn hơn tổng doanh thu phát triển thì phần chênh lệch được tính vào chi phí của dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển.
2. Trong thời hạn không quá 180 ngày kể từ ngày hoàn thành việc lấn biển, chủ đầu tư dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển phải lập hồ sơ đề nghị quyết toán chi phí lấn biển gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thẩm định.
Trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị quyết toán của chủ đầu tư dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển, cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết toán chi phí lấn biển và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
3. Việc xử lý phần chênh lệch giữa chi phí lấn biển đã được quyết toán với chi phí lấn biển đã được tính trong tổng chi phí phát triển khi xác định giá đất cụ thể đối với trường hợp áp dụng phương pháp thặng dư (sau đây gọi là phần chênh lệch) được thực hiện như sau:
a) Trường hợp chi phí lấn biển đã được quyết toán nhỏ hơn chi phí lấn biển đã được tính trong tổng chi phí phát triển thì chủ đầu tư phải nộp phần chênh lệch;
b) Trường hợp chi phí lấn biển đã được quyết toán lớn hơn chi phí lấn biển đã được tính trong tổng chi phí phát triển thì phần chênh lệch được tính vào chi phí của dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển.
4. Trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất thì không phải thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Như vậy, trường hợp cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư lấn biển thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất thì không phải thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 75 Nghị định 102/2024/NĐ-CP.