Hướng dẫn cụ thể cách tính tiền lương dạy thêm giờ cho giáo viên theo quy định như thế nào?
Nội dung chính
Hướng dẫn cụ thể cách tính tiền lương dạy thêm giờ cho giáo viên theo quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành, tổng lương 12 tháng (trong đó có tính tổng các khoản phụ cấp mà nhà giáo được hưởng) sau khi đã trừ các khoản đóng góp là: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp.
Về định mức tiết dạy, theo Điều 3 Thông tư 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, giáo viên phổ thông đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục phổ thông được hưởng tiền lương dạy thêm giờ khi đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004, hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, các nhiệm vụ công tác khác theo chế độ làm việc quy định tại Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối với nhà giáo làm công tác quản lý hoặc được phân công làm nhiệm vụ tổng phụ trách Đội, cán bộ Đoàn, Hội ở cơ sở giáo dục phổ thông được tính theo công thức nêu trên và chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, việc chi trả dạy thêm giờ cho cán bộ quản lý và giáo viên sẽ được tính riêng trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, các nhiệm vụ công tác khác theo chế độ làm việc quy định tại Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC quy định Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở khi tính tiền lương dạy thêm một giờ dạy trên cơ sở định mức giờ dạy/năm như định mức giờ dạy/năm quy định đối với giáo viên trung học cơ sở. Trong đó, định mức giờ dạy/năm của giáo viên trung học cơ sở được tính như sau:
Định mức giờ dạy/năm = định mức tiết dạy/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục/năm học.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 về chế độ làm việc của giáo viên thông thì định mức tiết dạy/tuần của giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết/tuần.