10:40 - 17/11/2024

Hoạt động trạm thu phí đường bộ bao gồm những gì? Quy định về quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hạ tầng trạm thu phí

Hoạt đồng trạm thu phí đường bộ bao gồm những gì? Quy định về quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hạ tầng trạm thu phí, hệ thống Front-End, Back-End?

Nội dung chính

    Hoạt đồng trạm thu phí đường bộ bao gồm những gì?

    Ngày 14 tháng 11 năm 2024 Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 34/2024/TT-BGTVT quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ.

    Thông tư 34/2024/TT-BGTVT thay thế Thông tư 45/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về hoạt động của trạm thu phí đường bộ.

    Trong đó, tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 34/2024/TT-BGTVT có quy định về các hoạt động của trạm thu phí đường bộ như sau:

    Giải thích từ ngữ
    1. Hoạt động trạm thu phí đường bộ bao gồm: quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp trạm thu phí đường bộ; quản lý hoạt động trạm thu phí đường bộ; trách nhiệm trong quản lý hoạt động thu phí đường bộ.

    Theo đó, hoạt động trạm thu phí đường bộ bao gồm những việc theo quy định trên.

    Hoạt đồng trạm thu phí đường bộ bao gồm những gì? Quy định về quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hạ tầng trạm thu phí (Ảnh từ Internet)

    Hoạt đồng trạm thu phí đường bộ bao gồm những gì? Quy định về quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hạ tầng trạm thu phí (Ảnh từ Internet)

    Quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hạ tầng trạm thu phí và hệ thống Front-End được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 34/2024/TT-BGTVT quy định như sau:

    Quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hạ tầng trạm thu phí và hệ thống Front-End
    1. Đơn vị vận hành thu thực hiện công tác quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hạ tầng trạm thu phí và hệ thống Front-End theo nhiệm vụ được giao hoặc hợp đồng dịch vụ thu với đơn vị quản lý thu.
    2. Đối với trạm thu phí để thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo pháp luật về giá (sau đây gọi tắt là tiền dịch vụ sử dụng đường bộ), chi phí quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp được lấy từ nguồn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ và được xác định trong phương án tài chính của dự án đầu tư có thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ. Trường hợp nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ đồng thời là đơn vị vận hành thu theo hợp đồng với cơ quan có thẩm quyền thì chi phí quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp được tính trong hợp đồng ký với cơ quan có thẩm quyền.
    3. Đối với trạm thu phí để thu phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác (sau đây gọi tắt là phí sử dụng đường cao tốc), chi phí quản lý, vận hành được lấy từ nguồn thu phí sử dụng đường cao tốc theo quy định của pháp luật về thu phí sử dụng đường cao tốc; chi phí bảo trì, nâng cấp được lấy từ nguồn tài chính quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Đường bộ.

    Như vậy, việc quản lý, vận hành, bảo trì và nâng cấp hạ tầng trạm thu phí và hệ thống Front-End phải được thực hiện đúng nhiệm vụ hoặc hợp đồng dịch vụ, đảm bảo nguồn kinh phí được xác định rõ ràng từ tiền dịch vụ sử dụng đường bộ hoặc phí sử dụng đường cao tốc.

    Quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hệ thống Back-End và hệ thống đường truyền dữ liệu như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 34/2024/TT-BGTVT quy định như sau:

    Quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hệ thống Back-End và hệ thống đường truyền dữ liệu
    1. Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ thực hiện công tác quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hệ thống Back-End và hệ thống đường truyền dữ liệu theo quy định pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ và quy định trong hợp đồng ký kết với cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền tự cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ.
    2. Chi phí quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp được lấy từ nguồn chi phí dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng và các nguồn kinh phí hợp pháp theo quy định pháp luât.

    Như vậy, công tác quản lý, vận hành, bảo trì, và nâng cấp hệ thống Back-End và hệ thống đường truyền dữ liệu phải được thực hiện đúng theo quy định pháp luật và hợp đồng ký kết với cơ quan có thẩm quyền.

    Chi phí cho các hoạt động này được đảm bảo từ nguồn chi phí dịch vụ thanh toán điện tử không dừng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

    Thông tư 34/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

    10