Đơn vị quản lý thu có trách nhiệm gì trong hoạt động thu phí đường bộ năm 2025?
Nội dung chính
Đơn vị quản lý thu có trách nhiệm gì trong hoạt động thu phí đường bộ năm 2025?
Ngày 14 tháng 11 năm 2024 Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 34/2024/TT-BGTVT quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ.
Theo đó, trách nhiệm của đơn vị quản lý thu trong hoạt động thu phí đường bộ năm 2025 được quy định tại Điều 17 Thông tư 34/2024/TT-BGTVT như sau:
Trách nhiệm của đơn vị quản lý thu
1. Thực hiện trách nhiệm của đơn vị quản lý thu theo quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ, pháp luật về thu phí sử dụng đường cao tốc và các quy định tại Điều này.
2. Thông báo công khai liên tục trước 05 ngày và niêm yết công khai tại trạm thu phí khi bắt đầu tổ chức thu về thời điểm bắt đầu được thu phí đường bộ, địa điểm trạm thu phí, công nghệ thu, hình thức thu, đối tượng thu, mức thu và đối tượng được miễn, giảm tiền dịch vụ sử dụng đường bộ. Trong trường hợp có thay đổi về mức thu, công nghệ thu, hình thức thu, đối tượng thu, đơn vị thu phải thông báo công khai và niêm yết tương tự như khi bắt đầu tổ chức thu trước 30 ngày (hoặc theo văn bản của cơ quan có thẩm quyền). Hình thức thông báo công khai bao gồm đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương và trung ương; đồng thời, gửi thông báo đến Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam.
Trong suốt quá trình thu, đơn vị quản lý thu (hoặc ủy quyền cho đơn vị vận hành thu) phải công khai các thông tin trên biển báo điện tử (biển VMS) được gắn tại khu vực nhà điều hành trạm thu phí, bao gồm: tên dự án, giá trị công trình dự án (trường hợp dự án chưa được quyết toán thì công bố theo tổng mức đầu tư), tổng thời gian được thu tiền sử dụng đường bộ, thời điểm bắt đầu thu, thời gian thu còn lại, doanh thu tháng trước của trạm thu phí (số liệu doanh thu cập nhật chậm nhất vào ngày 10 của tháng tiếp theo), số điện thoại để tiếp nhận thông tin phản ánh.
3. Đảm bảo chỉ số đánh giá hiệu năng vận hành (KPI) hệ thống thu phí điện tử không dừng phải đạt yêu cầu tối thiểu của cơ quan có thẩm quyền; hoặc thông qua hợp đồng dịch vụ thu giao cho đơn vị vận hành thu và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ đảm bảo chỉ số KPI hệ thống Front-End và hệ thống Back-End phải đạt yêu cầu tối thiểu của cơ quan có thẩm quyền.
4. Báo cáo thống kê, kế toán, hạch toán, quyết toán doanh thu, kê khai và nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật.
5. Cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu, số liệu, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
6. Đối với trạm thu phí để thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ:
a) Quản lý tài sản được giao quản lý, tài sản nhận bàn giao từ nhà nước, tài sản trạm thu phí hình thành trong quá trình đầu tư theo đúng quy định hiện hành và hợp đồng đã ký với cơ quan có thẩm quyền;
b) Nộp tiền sử dụng tài sản nhà nước hoặc tiền thuê quyền khai thác tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công;
c) Bàn giao lại tài sản trạm thu phí cho cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị được cơ quan có thẩm quyền chỉ định khi kết thúc hợp đồng. Tài sản bàn giao phải trong trạng thái hoạt động bình thường theo quy định của hợp đồng;
d) Chấp hành quyết định tạm dừng thu, dừng thu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư này;
đ) Báo cáo cơ quan có thẩm quyền việc sử dụng tài khoản thu tiền sử dụng đường bộ của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ, bao gồm: biện pháp quản lý sử dụng tài khoản thu tiền sử dụng đường bộ của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ có cam kết, thỏa thuận với ngân hàng về việc quản lý sử dụng tài khoản thu tiền sử dụng đường bộ của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ;
e) Kiểm tra, đối chiếu, tiếp nhận số thu tiền sử dụng đường bộ được nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ chuyển trả;
g) Không để xảy ra hành vi gian lận tiền sử dụng đường bộ; thông đồng gian lận trong hoạt động thu tiền sử dụng đường bộ; can thiệp vào hệ thống Front-End, hệ thống Back-End; báo cáo sai doanh thu nhằm gian lận doanh thu tiền sử dụng đường bộ.
7. Đối với trạm thu phí để thu phí sử dụng đường cao tốc:
a) Quản lý thu, nộp phí sử dụng đường cao tốc theo quy định;
b) Quản lý tài sản đúng quy định hiện hành
c) Kiểm tra hoạt động, số thu từ cung cấp dịch vụ thu phí sử dụng đường cao tốc của đơn vị vận hành thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ;
d) Chấp hành quyết định tạm dừng thu, dừng thu của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, đơn vị quản lý thu có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về thu phí sử dụng đường bộ và thu phí đường cao tốc.
Bao gồm việc thông báo công khai về các thông tin liên quan đến thu phí, niêm yết và cập nhật thông tin tại trạm thu phí, đảm bảo hiệu quả vận hành hệ thống thu phí điện tử, báo cáo tài chính và thuế theo đúng quy định, cũng như cung cấp thông tin, dữ liệu cho cơ quan chức năng khi có yêu cầu.
Bên cạnh đó, đơn vị quản lý thu còn có trách nhiệm đối với trạm thu phí để thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ và đường cao tốc.
Đơn vị quản lý thu có trách nhiệm gì trong hoạt động thu phí đường bộ năm 2025? (Ảnh từ Internet)
Trách nhiệm của đơn vị quản lý thu đối với trạm thu phí để thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 17 Thông tư 34/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
Trách nhiệm của đơn vị quản lý thu
...
6. Đối với trạm thu phí để thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ:
a) Quản lý tài sản được giao quản lý, tài sản nhận bàn giao từ nhà nước, tài sản trạm thu phí hình thành trong quá trình đầu tư theo đúng quy định hiện hành và hợp đồng đã ký với cơ quan có thẩm quyền;
b) Nộp tiền sử dụng tài sản nhà nước hoặc tiền thuê quyền khai thác tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công;
c) Bàn giao lại tài sản trạm thu phí cho cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị được cơ quan có thẩm quyền chỉ định khi kết thúc hợp đồng. Tài sản bàn giao phải trong trạng thái hoạt động bình thường theo quy định của hợp đồng;
d) Chấp hành quyết định tạm dừng thu, dừng thu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư này;
đ) Báo cáo cơ quan có thẩm quyền việc sử dụng tài khoản thu tiền sử dụng đường bộ của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ, bao gồm: biện pháp quản lý sử dụng tài khoản thu tiền sử dụng đường bộ của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ có cam kết, thỏa thuận với ngân hàng về việc quản lý sử dụng tài khoản thu tiền sử dụng đường bộ của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ;
e) Kiểm tra, đối chiếu, tiếp nhận số thu tiền sử dụng đường bộ được nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ chuyển trả;
g) Không để xảy ra hành vi gian lận tiền sử dụng đường bộ; thông đồng gian lận trong hoạt động thu tiền sử dụng đường bộ; can thiệp vào hệ thống Front-End, hệ thống Back-End; báo cáo sai doanh thu nhằm gian lận doanh thu tiền sử dụng đường bộ.
...
Như vậy, đơn vị quản lý thu có trách nhiệm quản lý tài sản trạm thu phí, đảm bảo việc nộp tiền sử dụng tài sản công, bàn giao tài sản khi kết thúc hợp đồng, chấp hành quyết định tạm dừng thu của cơ quan có thẩm quyền, báo cáo về việc sử dụng tài khoản thu phí, kiểm tra số thu được chuyển trả từ nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, và ngừng các hành vi gian lận trong quá trình thu phí, đảm bảo minh bạch và đúng quy định.
Trách nhiệm của đơn vị quản lý thu đối với trạm thu phí để thu tiền sử dụng đường cao tốc như thế nào?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 17 Thông tư 34/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
Trách nhiệm của đơn vị quản lý thu
...
7. Đối với trạm thu phí để thu phí sử dụng đường cao tốc:
a) Quản lý thu, nộp phí sử dụng đường cao tốc theo quy định;
b) Quản lý tài sản đúng quy định hiện hành;
c) Kiểm tra hoạt động, số thu từ cung cấp dịch vụ thu phí sử dụng đường cao tốc của đơn vị vận hành thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ;
d) Chấp hành quyết định tạm dừng thu, dừng thu của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, đơn vị quản lý thu có trách nhiệm đối với trạm thu phí để thu tiền sử dụng đường cao tốc được quy định như trên.
Thông tư 34/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.