Hoạt động niêm phong, mở niêm phong vật chứng được tiến hành dựa trên những nguyên tắc nào?

Nguyên tắc niêm phong, mở niêm phong vật chứng được quy định như thế nào? Có cần phải bảo đảm nhanh chóng, kịp thời và bảo đảm tôn trọng lợi ích của Nhà nước không?

Nội dung chính

    Nguyên tắc niêm phong, mở niêm phong vật chứng được quy định như thế nào?

    Ngày 01/01/2018, Nghị định 127/2017/NĐ-CP về quy định chi tiết việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng chính thức có hiệu lực thi hành. Nghị định này quy định khái niệm, nguyên tắc; trình tự, thủ tục; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm thực hiện niêm phong, mở niêm phong các loại vật chứng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và áp dụng đối với cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến niêm phong, mở niêm phong vật chứng.

    Theo đó, nguyên tắc niêm phong, mở niêm phong vật chứng là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 4 Nghị định 127/2017/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

    - Chỉ thực hiện niêm phong, mở niêm phong vật chứng khi có yêu cầu phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

    - Bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và quy định của Nghị định này.

    - Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời; bảo đảm tôn trọng lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    - Bảo đảm tính nguyên vẹn của vật chứng.

    16