Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai được mô tả và quy định như thế nào?

Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai được mô tả và quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai được mô tả và quy định như thế nào?

    Căn cứ Tiết 5 Mục IV Phụ lục 02 Quyết định 3196/QĐ-BTNMT năm 2019 quy định hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai trong kiến trúc Chính phủ điện tử của ngành Tài nguyên và Môi trường như sau:

    - Mục tiêu

    CSDL đất đai quốc gia (cơ sở dữ liệu đất đai từ Trung ương tới địa phương) phục vụ quản lý đất đai tại các cấp, cung cấp các dịch vụ công về đất đai, chia sẻ thông tin đất đai với các ngành khác (thuế, công chứng, ngân hàng, ...).

    - Phạm vi

    Triển khai từ Trung ương đến địa phương.

    - Nội dung thông tin, dữ liệu

    Thành phần CSDL đất đai quốc gia: là tập hợp các dữ liệu gốc về đất đai có giá trị pháp lý cao nhất được sắp xếp, tổ chức làm đầu vào để phân tích, tổng hợp, báo cáo phục vụ chia sẻ, khai thác dữ liệu đất đai.

    + CSDL đất đai quốc gia được cập nhật thường xuyên dữ liệu biến động từ hệ thống phần mềm nghiệp vụ quản lý thông tin đất đai;

    + CSDL đất đai quốc gia lưu trữ toàn bộ dữ liệu hiện tại và dữ liệu lịch sử của thửa đất, bao gồm: dữ liệu không gian đất đai, dữ liệu thuộc tính đất đai và các dữ liệu khác có liên quan đến thửa đất.

    Thành phần chính trong CSDL đất đai quốc gia bao gồm:

    + CSDL đất đai địa phương: CSDL địa chính; CSDL điều tra cơ bản về đất đai; CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; CSDL giá đất; CSDL thống kê, kiểm kê đất đai; CSDL thông tin hỗ trợ giao dịch bất động sản;

    + CSDL đất đai cấp trung ương: CSDL điều tra cơ bản về đất đai; CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; CSDL giá đất; CSDL thống kê, kiểm kê đất đai; CSDL đất đai theo chuyên đề.

    - Chức năng, nghiệp vụ chủ yếu

    + Đo đạc bản đồ, đăng ký đất đai và lập hồ sơ địa chính;

    + Điều tra và đánh giá đất đai;

    + Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

    + Định giá đất;

    + Thống kê, kiểm kê đất đai;

    + Quản lý biến động, đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác.

    - Mối liên hệ với các HTTT/CSDL khác

    + Các nhóm thông tin cần kết nối, chia sẻ từ các HTTT/CSDL khác

    ++ CSDL quốc gia về doanh nghiệp: thông tin doanh nghiệp (chủ sở hữu đất);

    ++ CSDL quốc gia về dân cư: thông tin công dân (chủ sở hữu đất);

    ++ CSDL Thuế: thông tin nghĩa vụ tài chính;

    ++ CSDL Ngân hàng: thông tin giao dịch;

    ++ CSDL ngành giao thông, xây dựng: thông tin quy hoạch;

    ++ …

    + Các nhóm thông tin chia sẻ cho các HTTT/CSDL khác

    ++ Nhóm thông tin thửa đất, giao dịch đất đai, lịch sử thửa đất;

    ++ Nhóm thông tin giá đất;

    ++ Nhóm thông tin hiện trạng;

    ++ Nhóm thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

    ++ Nhóm thông tin về thống kê, kiểm kê đất đai;

    ++ Nhóm thông tin về thông tin điều tra cơ bản đất đai.

    - Hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ

    + Hạ tầng CNTT: Sử dụng hạ tầng tập trung của Bộ; hạ tầng của đơn vị; hạ tầng CNTT địa phương; thuê hạ tầng CNTT;

    + Công nghệ chính: CSDL quan hệ, Big Data, công nghệ GIS…

    11