Cơ sở dữ liệu giá đất được cập nhật trên cơ sở nào?

Chuyên viên pháp lý: Đỗ Trần Quỳnh Trang
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai gồm những thành phần nào? Cơ sở dữ liệu giá đất được cập nhật trên cơ sở nào?

Nội dung chính

Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai gồm những thành phần nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 25/2024/TT-BTNMT quy định cụ thể như sau:

Điều 3. Thành phần của cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai
Thành phần của cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai theo quy định tại khoản 1 Điều 165 của Luật Đất đai được thiết kế theo mô hình dữ liệu gồm: dữ liệu không gian đất đai, dữ liệu thuộc tính đất đai, dữ liệu đất đai phi cấu trúc và siêu dữ liệu đất đai. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai được tổ chức xây dựng, quản lý theo phân cấp từ trung ương đến địa phương như sau:
1. Cơ sở dữ liệu đất đai do địa phương tổ chức xây dựng, quản lý trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm:
a) Cơ sở dữ liệu địa chính;
b) Cơ sở dữ liệu điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất;
c) Cơ sở dữ liệu giá đất;
d) Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
đ) Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai.
2. Cơ sở dữ liệu đất đai do trung ương tổ chức xây dựng, quản lý gồm:
a) Cơ sở dữ liệu điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với cấp vùng kinh tế - xã hội và cả nước;
b) Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với cấp quốc gia;
[...]

Như vậy, thành phần của cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai theo quy định tại khoản 1 Điều 165 Luật Đất đai 2024 được thiết kế theo mô hình dữ liệu gồm: dữ liệu không gian đất đai, dữ liệu thuộc tính đất đai, dữ liệu đất đai phi cấu trúc và siêu dữ liệu đất đai.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai được tổ chức xây dựng, quản lý theo phân cấp từ trung ương đến địa phương như sau:

(1) Cơ sở dữ liệu đất đai do địa phương tổ chức xây dựng, quản lý trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm:

- Cơ sở dữ liệu địa chính;

- Cơ sở dữ liệu điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất;

- Cơ sở dữ liệu giá đất;

- Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai.

(2) Cơ sở dữ liệu đất đai do trung ương tổ chức xây dựng, quản lý gồm:

- Cơ sở dữ liệu điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với cấp vùng kinh tế - xã hội và cả nước;

- Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với cấp quốc gia;

- Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai đối với cấp vùng kinh tế - xã hội và cả nước;

- Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến đất đai: dữ liệu về hồ sơ đất đai tại trung ương; dữ liệu địa chỉ số của thửa đất, tài sản gắn liền với đất; dữ liệu về thông tin kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính; dữ liệu tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; dữ liệu về Giấy chứng nhận bị thu hồi, huỷ; dữ liệu tổng hợp về giá đất;

- Cơ sở dữ liệu đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tích hợp lên trung ương.

Cơ sở dữ liệu giá đất được cập nhật trên cơ sở nào? 

Căn cứ khoản 1 Điều 136 Thông tư 25/2024/TT-BTNMT quy định về cập nhật cơ sở dữ liệu giá đất như sau:

Điều 136. Cập nhật cơ sở dữ liệu giá đất
1. Cơ sở dữ liệu giá đất được cập nhật trên cơ sở kết quả điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất; định giá đất cụ thể; trúng đấu giá quyền sử dụng đất; phiếu thu thập thông tin về thửa đất; phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai.
2. Thông tin cập nhật phải đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất đồng thời trên các khối dữ liệu gồm: dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính, dữ liệu phi cấu trúc.

Như vậy, cơ sở dữ liệu giá đất được cập nhật trên cơ sở kết quả điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất; định giá đất cụ thể; trúng đấu giá quyền sử dụng đất; phiếu thu thập thông tin về thửa đất; phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai. 

Cơ sở dữ liệu giá đất được cập nhật trên cơ sở nào?

Cơ sở dữ liệu giá đất được cập nhật trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)

Việc khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Khoản 5 Điều 166 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

Điều 166. Quản lý, vận hành, khai thác và kết nối liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai
[...]
5. Việc khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai được quy định như sau:
a) Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai có giá trị sử dụng chính thức, tương đương văn bản giấy được cơ quan có thẩm quyền cung cấp;
b) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
c) Người sử dụng đất được khai thác thông tin của mình trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai;
d) Tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại điểm b và điểm c khoản này có nhu cầu khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai theo quy định của pháp luật;
đ) Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân được tiếp cận, khai thác thông tin, dữ liệu về đất đai theo quy định của pháp luật. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân phản hồi, cung cấp, bổ sung thông tin cho cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai;
e) Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai phải trả phí khai thác, sử dụng tài liệu đất đai và giá cung cấp dịch vụ thông tin, dữ liệu về đất đai theo quy định;
g) Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai từ Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định giá sản phẩm, dịch vụ gia tăng sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin đất đai theo quy định của pháp luật về giá.

Như vậy, việc khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai được thự hiện theo quy định trên.

saved-content
unsaved-content
14