Hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ gồm những gì?
Nội dung chính
Loại hành vi nào được xem là hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ?
Theo Điều 109 Nghị định 102/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai 2024 quy định và phân loại hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai, bao gồm:
- Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới đơn vị hành chính;
- Vi phạm về lập, điều chỉnh, phê duyệt, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Vi phạm quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
- Vi phạm quy định về trưng dụng đất;
- Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
- Vi phạm quy định về đăng ký, cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất;
- Vi phạm về tài chính về đất đai;
- Vi phạm quy định về quản lý đất do được Nhà nước giao để quản lý;
- Vi phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính về đất đai;
- Vi phạm về việc thu hồi đất đối với các trường hợp quy định tại Điều 81 Luật Đất đai;
- Các hành vi vi phạm khác;
Việc xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ quy định tại Điều 109 Nghị định 102/2024/NĐ-CP thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, pháp luật về viên chức và pháp luật khác có liên quan.
Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đ̣̣ất đai (Hình ảnh từ Internet)
Hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 240 Luật Đất đai 2024 về xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ với tính chất, mức độ vi phạm như sau:
Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ
1. Người có hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quy định của pháp luật trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, quản lý hồ sơ địa chính, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, ra quyết định hành chính trong quản lý đất đai;
b) Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất;
c) Vi phạm quy định về lấy ý kiến, công bố, công khai thông tin; vi phạm quy định về trình tự, thủ tục hành chính; vi phạm quy định về báo cáo trong quản lý đất đai.
...
Như vậy, hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ gồm:
- Lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ để làm trái quy định pháp luật trong công tác quy hoạch, sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích, thu hồi, bồi thường, tái định cư, xác định nghĩa vụ tài chính, quản lý hồ sơ địa chính và cấp các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
- Thiếu trách nhiệm trong quản lý, để xảy ra vi phạm hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất.
- Vi phạm quy định về lấy ý kiến, công khai thông tin, trình tự thủ tục và báo cáo trong quản lý đất đai.
Các đối tượng vi phạm pháp luật về đất đai bị xử lý hình sự hay hành chính?
Theo quy định tại Điều 239 Luật Đất đai 2024 như sau:
Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai
Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với từng đối tượng vi phạm sẽ có các biện pháp xử lý và hình thức xử lý khác nhau, từ xử phạt hành chính, yêu cầu khôi phục lại tình trạng ban đầu đến gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định pháp luật, truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.