Hạn mức giao đất nông nghiệp do tự khai hoang tỉnh Thanh Hoá từ 15/12/2024

Ngày 25/11/2024, UBND tỉnh Thanh Hoá ban hành Quyết định 80/2024/QĐ-UBND có nội dung về hạn mức giao đất nông nghiệp tự do khai hoang tỉnh Thanh Hoá từ 15/12/2024

Nội dung chính

    Hạn mức giao đất nông nghiệp do tự khai hoang tỉnh Thanh Hoá từ 15/12/2024

    Theo Điều 2 Quyết định 80/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hoá thì hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang theo quy định tại khoản 4 Điều 139 Luật Đất đai 2024 như sau:

    (1) Hạn mức giao đất đối với trường hợp đang sử dụng vào mục đích đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối: 02 ha cho mỗi loại đất.

    (2) Hạn mức giao đất đối với trường hợp đang sử dụng vào mục đích đất trồng cây lâu năm: không quá 30 ha đối với các huyện miền núi; 10 ha đối với thành phố, thị xã và các huyện còn lại.

    (3) Hạn mức giao đất đối với trường hợp đang sử dụng vào mục vào mục đích đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng trong: 30 ha đối với mỗi loại đất.

    Hạn mức giao đất nông nghiệp do tự khai hoang tỉnh Thanh Hoá từ 15/12/2024Hạn mức giao đất nông nghiệp do tự khai hoang tỉnh Thanh Hoá từ 15/12/2024 (Ảnh từ Internet)

    Người sử dụng đất bao gồm những ai?

    Căn cứ Điều 4 Luật Đất đai 2024 quy định:

    Người sử dụng đất
    Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất ổn định, đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chưa được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; nhận quyền sử dụng đất; thuê lại đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
    1. Tổ chức trong nước gồm:
    a) Cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, đơn vị vũ trang nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
    b) Tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đầu tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này (sau đây gọi là tổ chức kinh tế);
    2. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;
    3. Cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (sau đây gọi là cá nhân);
    4. Cộng đồng dân cư;
    5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
    6. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài;
    7. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

    Như vậy, người sử dụng đất bao gồm những đối tượng theo quy định trên.

    Quyền và nghĩa vụ của cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp trong hạn mức để sử dụng là gì?

    Căn cứ khoản 1 Điều 37 Luật Đất đai 2024 quy định:

    Quyền và nghĩa vụ của cá nhân sử dụng đất
    1. Cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
    a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 26 và Điều 31 của Luật này;
    b) Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp với cá nhân khác;
    c) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;
    d) Cho tổ chức, cá nhân khác, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất;
    đ) Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.
    Trường hợp người được thừa kế là người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;
    e) Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước; tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng hoặc mở rộng đường giao thông theo quy hoạch; tặng cho quyền sử dụng đất để làm nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với cá nhân hoặc người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này;
    g) Thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;
    h) Góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất với tổ chức, góp quyền sử dụng đất với cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh.
    ...

    Như vậy, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức có các quyền và nghĩa vụ như trên.

    Quyết định 80/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hoá có hiệu lực từ 15/12/2024

    11