Gian lận cản trở trong hoạt động đấu thầu bao gồm những hành vi nào?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Thị Ngọc Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Gian lận cản trở trong hoạt động đấu thầu bao gồm những hành vi nào theo Luật Đấu thầu 2023?

Nội dung chính

Gian lận cản trở trong hoạt động đấu thầu bao gồm những hành vi nào?

Căn cứ theo khoản 4, khoản 5 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023:

Gian lận bao gồm các hành vi sau đây:

- Làm giả hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu;

- Cố ý cung cấp thông tin, tài liệu không trung thực, không khách quan trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhằm làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Cản trở bao gồm các hành vi sau đây:

- Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;

- Cản trở người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

- Cản trở cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với hoạt động đấu thầu;

- Cố tình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị sai sự thật để cản trở hoạt động đấu thầu;

- Có hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, an ninh mạng nhằm can thiệp, cản trở việc đấu thầu qua mạng.

Phía trên là thông tin tham khảo Gian lận cản trở trong hoạt động đấu thầu bao gồm những hành vi nào?

Gian lận cản trở trong hoạt động đấu thầu bao gồm những hành vi nào?

Gian lận cản trở trong hoạt động đấu thầu bao gồm những hành vi nào? (Hình từ Internet)

Hành vi gian lận cản trở trong hoạt động đấu thầu bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu bao lâu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 125 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động đấu thầu như sau:

Điều 125. Xử lý vi phạm trong hoạt động đấu thầu
1. Thời gian cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, bao gồm cả cá nhân thuộc chủ đầu tư, bên mời thầu:
a) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các khoản 1, 2, 4 và điểm a khoản 3 Điều 16 của Luật Đấu thầu;
b) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 03 năm đối với một trong các hành vi vi phạm điểm b, điểm c khoản 3; khoản 5; điểm g, h, i, k, l khoản 6; khoản 8; khoản 9 Điều 16 của Luật Đấu thầu;
c) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 01 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 6 và khoản 7 Điều 16 của Luật Đấu thầu;
Đối với nhà thầu liên danh, việc cấm tham gia hoạt động đấu thầu áp dụng với tất cả thành viên liên danh khi một hoặc một số thành viên liên danh vi phạm quy định tại Điều 16 của Luật Đấu thầu, trừ trường hợp: thành viên liên danh vi phạm quy định tại điểm c khoản 3, khoản 4, các điểm b, c, d, đ khoản 5, các điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 6, khoản 7, điểm a, điểm b khoản 8 Điều 16 của Luật Đấu thầu thì chỉ cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với thành viên đó mà không cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với các thành viên còn lại.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thuộc cùng phạm vi quản lý của người có thẩm quyền và các hành vi này chưa bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu với thời gian cấm được xác định bằng tổng thời gian cấm của các hành vi vi phạm nhưng tối đa không quá 05 năm.
[...]

Như vậy, theo quy định nêu trên:

- Hành vi gian lận hoạt động đấu thầu bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm

- Hành vi cản trở hoạt động đấu thầu thì bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 03 năm.

Đối với nhà thầu liên danh, trường hợp thành viên liên danh vi phạm quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 5 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 thì chỉ cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với thành viên đó mà không cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với các thành viên còn lại.

Đối với nhà thầu liên danh, việc cấm tham gia hoạt động đấu thầu áp dụng với tất cả thành viên liên danh khi một hoặc một số thành viên liên danh vi phạm gian lận cản trở trong hoạt động đấu thầu, trừ trường hợp: thành viên liên danh vi phạm gian lận trong hoạt động đấu thầu, các điểm b, c, d, đ khoản 5 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 về cản trở trong hoạt động đấu thầu thì chỉ cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với thành viên đó mà không cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với các thành viên còn lại.

Hành vi gian lận cản trở trong hoạt động đấu thầu sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ vào Điều 37 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, quy định về vi phạm các điều cấm trong đấu thầu như sau:

Điều 37. Vi phạm các điều cấm trong đấu thầu
Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau mà không phải là tội phạm theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự:
1. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu.
2. Thông thầu.
3. Gian lận trong đấu thầu.
4. Cản trở hoạt động đấu thầu.
5. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.
6. Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu.
7. Chuyển nhượng thầu trái phép.

Theo đó, hành vi gian lận cản trở trong đấu thầu sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng mà không phải là tội phạm theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015.

Đồng thời, căn cứ Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Điều 4. Mức phạt tiền
[...]
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.

Như vậy, hành vi gian lận cản trở trong đấu thầu mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với tổ chức, còn cá nhân từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.

Phía trên là thông tin tham khảo Gian lận cản trở trong hoạt động đấu thầu bao gồm những hành vi nào?

saved-content
unsaved-content
39