File Thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học mới nhất

File Thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học mới nhất. Quy định về đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học như thế nào?

Nội dung chính

    File Thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học mới nhất

    Ngày 04/09/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh tiểu học.

    Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 20/10/2020.

    Hiện nay (ngày 08/05/2025), vẫn chưa có văn bản sửa đổi bổ sung hay thay thế. Do đó Thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học mới nhất là Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT.

    File Thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học mới nhất Tải về

    Trên đây là toàn bộ nội dung "File Thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học mới nhất"

    File Thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học mới nhất

    File Thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học mới nhất (Hình từ Internet)

    Quy định về đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT về đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học như sau:

    Theo đó, đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục

    - Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời.

    - Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn.

    - Cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.

    Bên cạnh đó, việc đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực

    - Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá; căn cứ vào những biểu hiện về nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh; đối chiếu với yêu cầu cần đạt của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học để nhận xét và có biện pháp giúp đỡ kịp thời.

    - Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi để hoàn thiện bản thân.

    - Cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi.

    Giáo dục tiểu học có mục đích nhằm hình thành cho học sinh những gì?

    Theo quy định tại Điều 29 Luật Giáo dục 2019 như sau:

    Điều 29. Mục tiêu của giáo dục phổ thông
    1. Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
    2. Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
    3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
    4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Theo đó, giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

    Chuyên viên pháp lý Nguyễn Mai Bảo Ngọc
    saved-content
    unsaved-content
    316