Dự án đầu tư công khẩn cấp là gì? Trình tự thủ tục quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư công khẩn cấp năm 2025

Chuyên viên pháp lý: Trần Thị Mộng Nhi
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Dự án đầu tư công khẩn cấp là gì? Trình tự thủ tục quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư công khẩn cấp năm 2025? Phân loại kế hoạch đầu tư công theo nguồn vốn đầu tư bao gồm gì?

Nội dung chính

    Dự án đầu tư công khẩn cấp là gì? Trình tự thủ tục quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư công khẩn cấp năm 2025

    Căn cứ tại khoản 15 Điều 4 Luật Đầu tư công 2024 có quy định về dự án đầu tư công khẩn cấp là dự án đầu tư công được cấp có thẩm quyền quyết định nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, thực hiện nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, nhiệm vụ chính trị của quốc gia.

    Đối với trình tự thủ tục quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư công khẩn cấp được quy định tại Điều 45 Luật Đầu tư công 2024 như sau:

    - Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp thuộc cấp mình quản lý.

    - Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật và quyết định đầu tư dự án.

    - Chủ đầu tư dự án được tự quyết định toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư để tổ chức thực hiện dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

    - Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương báo cáo Chính phủ việc thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp việc thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp tại kỳ họp gần nhất.

    Dự án đầu tư công khẩn cấp là gì? Trình tự thủ tục quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư công khẩn cấp năm 2025

    Dự án đầu tư công khẩn cấp là gì? Trình tự thủ tục quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư công khẩn cấp năm 2025 (Hình từ Internet)

    Phân loại kế hoạch đầu tư công theo nguồn vốn đầu tư bao gồm những gì?

    Theo quy định tại Điều 49 Luật Đầu tư công 2024 như sau:

    Điều 49. Phân loại kế hoạch đầu tư công
    1. Phân loại kế hoạch đầu tư công theo thời hạn kế hoạch bao gồm:
    a) Kế hoạch đầu tư công trung hạn được lập trong thời hạn 05 năm, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm;
    b) Kế hoạch đầu tư công hằng năm để triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, phù hợp với mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và cân đối vốn đầu tư công hằng năm.
    2. Phân loại kế hoạch đầu tư công theo cấp quản lý bao gồm:
    a) Kế hoạch đầu tư công của quốc gia;
    b) Kế hoạch đầu tư công của các Bộ, cơ quan trung ương;
    c) Kế hoạch đầu tư công của các cấp chính quyền địa phương.
    3. Phân loại kế hoạch đầu tư công theo nguồn vốn đầu tư bao gồm:
    a) Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương, bao gồm đầu tư theo ngành, lĩnh vực, chương trình đầu tư công, phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các dự án PPP;
    b) Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách địa phương, bao gồm đầu tư theo ngành, lĩnh vực, chương trình đầu tư công, phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các dự án PPP;
    c) Kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư.

    Theo đó, phân loại kế hoạch đầu tư công theo nguồn vốn đầu tư bao gồm:

    - Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương, bao gồm đầu tư theo ngành, lĩnh vực, chương trình đầu tư công, phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các dự án PPP;

    - Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách địa phương, bao gồm đầu tư theo ngành, lĩnh vực, chương trình đầu tư công, phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các dự án PPP;

    - Kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư.

    Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm là gì?

    Căn cứ tại Điều 51 Luật Đầu tư công 2024 quy định về nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm như sau:

    - Phù hợp với các mục tiêu phát triển tại chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phương hướng hoặc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hằng năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương và các quy hoạch đã được phê duyệt, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm.

    - Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác; bảo đảm cân đối vĩ mô, ưu tiên an toàn nợ công.

    - Việc phân bổ vốn đầu tư công phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công trong từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    - Ưu tiên bố trí vốn cho các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ theo mục tiêu và định hướng phát triển của từng thời kỳ.

    - Bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng.

    - Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư, tạo quyền chủ động cho Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

    - Kế hoạch đầu tư công hằng năm phải phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, trừ kế hoạch đầu tư công năm đầu tiên.

    >>> Từ 01/01/2025, căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm là gì?

    saved-content
    unsaved-content
    38