Đợt 2 của Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong khoảng thời gian nào?
Nội dung chính
Đợt 2 của Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong khoảng thời gian nào?
Đầu tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp đề ra kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
Mục tiêu của chiến dịch Điện Biên Phủ là tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng vùng Tây Bắc và tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
Đến đầu tháng 3/1954, công tác chuẩn bị đã hoàn tất và quân ta nổ súng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vào ngày 13/3/1954.
Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia thành 3 đợt. Trong đó:
Đợt 2 của Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 30/3 đến ngày 30/4/1954.
Đợt 2 của Chiến dịch Điện Biên Phủ chủ trương tập trung tuyệt đối ưu thế binh lực và hỏa lực, tiêu diệt các cứ điểm phía đông tập đoàn cứ điểm, chiếm các điểm cao uy hiếp Mường Thanh. Đây là đợt tiến công dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào.
Như vậy, Đợt 2 của Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 30/3 đến ngày 30/4/1954.
Đợt 2 của Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong khoảng thời gian nào? (Hình từ Internet)
Môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông có những đặc điểm gì?
Căn cứ vào Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Lịch sử được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT, theo đó môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông có những đặc điểm sau:
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
Lịch sử là môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội, gồm 2 phần: phần bắt buộc đối với tất cả học sinh và phần lựa chọn cho học sinh chọn môn Lịch sử theo định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông.
Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực lịch sử, thành phần của năng lực khoa học đồng thời góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể. Môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.
Môn Lịch sử hình thành, phát triển cho học sinh tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại.
Môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức được giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của sử học trong đời sống xã hội hiện đại, hiểu biết và có tình yêu đối với lịch sử, văn hóa dân tộc và nhân loại; góp phần định hướng cho học sinh lựa chọn những nghề nghiệp như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lí, hoạt động du lịch, công nghiệp văn hóa, thông tin truyền thông,...
Chương trình môn Lịch sử hệ thống hóa, củng cố kiến thức thông sử ở giai đoạn giáo dục cơ bản, đồng thời giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các kiến thức lịch sử cốt lõi thông qua các chủ đề, chuyên đề học tập về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam. Phương pháp dạy học môn Lịch sử được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của sử học và phương pháp giáo dục hiện đại.
...
Như vậy, môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông có những đặc điểm nêu trên.