Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được xử lý ra sao theo quy định pháp luật hiện hành?

Xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này?

Nội dung chính

    Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được xử lý ra sao theo quy định pháp luật hiện hành?

    Việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đã được quy định cụ thể tại Điều 32 Luật Phá sản 2014.

    Theo đó, việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định như sau:

    1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu và xử lý như sau:
    a) Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
    b) Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 hoặc Điều 29 của Luật này thì Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn;
    c) Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác;
    d) Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
    2. Thông báo việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải bằng văn bản và gửi cho người nộp đơn và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán biết.

    Trên đây là nội dung về việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Phá sản 2014.

    14