Đơn vị sự nghiệp công lập nào được làm chủ đầu tư dự án không có cấu phần xây dựng do mình quyết định đầu tư?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Xuân An Giang
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Đơn vị sự nghiệp công lập nào được làm chủ đầu tư dự án không có cấu phần xây dựng do mình quyết định đầu tư? Thời gian thẩm định dự án nhóm A bao lâu?

Nội dung chính

    Đơn vị sự nghiệp công lập nào được làm chủ đầu tư dự án không có cấu phần xây dựng do mình quyết định đầu tư?

    Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 85/2025/NĐ-CP quy định như sau:

    Điều 16. Thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư
    1. Đối với chương trình, dự án thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập do bộ, cơ quan trung ương quản lý:
    a) Người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định đầu tư chương trình, dự án nhóm A, B, C của cơ quan nhà nước thuộc cấp mình quản lý; được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư đối với dự án nhóm B, nhóm C quy định tại điểm này cho người đứng đầu cơ quan nhà nước trực thuộc;
    b) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định đầu tư chương trình, dự án nhóm A, B, C do đơn vị mình quản lý;
    c) Đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại điểm b khoản này được làm chủ đầu tư dự án không có cấu phần xây dựng do mình quyết định đầu tư. Đối với dự án có cấu phần xây dựng, việc xác định chủ đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
    [...]

    Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập có người đứng đầu quyết định đầu tư chương trình, dự án nhóm A, B, C do đơn vị mình quản lý được làm chủ đầu tư dự án không có cấu phần xây dựng do mình quyết định đầu tư.

    Đơn vị sự nghiệp công lập nào được làm chủ đầu tư dự án không có cấu phần xây dựng do mình quyết định đầu tư?

    Đơn vị sự nghiệp công lập nào được làm chủ đầu tư dự án không có cấu phần xây dựng do mình quyết định đầu tư? (Hình từ Internet)

    Thời gian thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng đối với dự án nhóm A bao lâu?

    Căn cứ Điều 22 Nghị định 85/2025/NĐ-CP quy định như sau:

    Điều 22. Thời gian thẩm định chương trình, dự án đầu tư công
    1. Thời gian thẩm định chương trình, dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng kể từ ngày cơ quan chủ trì thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau:
    a) Chương trình mục tiêu quốc gia: Không quá 40 ngày làm việc;
    b) Chương trình đầu tư công (không bao gồm chương trình mục tiêu quốc gia): Không quá 30 ngày làm việc;
    c) Dự án nhóm A: Không quá 30 ngày làm việc;
    d) Dự án nhóm B, C: Không quá 20 ngày làm việc;
    Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc nội dung trong báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án không phù hợp với quy định tại Điều 47 của Luật Đầu tư công, trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan trình thẩm định bổ sung hồ sơ hoặc hoàn chỉnh nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án.
    2. Thời gian thẩm định dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng.

    Như vậy, thời gian thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng đối với dự án nhóm A là không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan chủ trì thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    Tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng như thế nào?

    Căn cứ quy định Điều 25 Nghị định 40/2020/NĐ-CP, việc tổ chức quản lý thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch và dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng được quy định như sau:

    (1) Người đứng đầu cơ quan được cấp có thẩm quyền giao lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng và người đứng đầu cơ quan tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh quyết định hình thức tổ chức quản lý thực hiện nhiệm vụ quy hoạch phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của nhiệm vụ như: Ban quản lý, thuê tư vấn quản lý, đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý.

    (2) Chi phí quản lý thực hiện nhiệm vụ quy hoạch thực hiện theo quy định về chi phí quản lý dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng.

    (3) Người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định hình thức tổ chức quản lý thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư phù hợp với yêu cầu quản lý, điều kiện cụ thể của nhiệm vụ, quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan như: Ban quản lý, thuê tư vấn quản lý, đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý.

    (4) Người có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án không có cấu phần xây dựng theo quy định của Luật Đầu tư công quyết định hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án phù hợp với yêu cầu quản lý, điều kiện cụ thể của dự án, quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan như: Ban quản lý dự án, thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư trực tiếp quản lý.

    (5) Đối với dự án không có cấu phần xây dựng sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, hình thức tổ chức quản lý dự án thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ. Trường hợp điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ không có quy định cụ thể thì việc tổ chức quản lý dự án được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 40/2020/NĐ-CP

    (6) Đối với dự án khẩn cấp không có cấu phần xây dựng:

    - Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án quyết định việc tổ chức quản lý dự án khẩn cấp; tổ chức giám sát thực hiện và nghiệm thu bàn giao dự án hoàn thành phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật khác có liên quan;

    - Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án có thể ủy quyền cho chủ đầu tư quyết định, chịu trách nhiệm về việc tổ chức quản lý thực hiện dự án từ giai đoạn lập dự án đến giai đoạn hoàn thành đưa dự án vào khai thác, sử dụng và chịu trách nhiệm về việc ủy quyền đó.

    saved-content
    unsaved-content
    113