Nhận thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không trái đạo đức xã hội trong quan hệ hợp đồng dự án đầu tư?
Nội dung chính
Nhận thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không trái đạo đức xã hội trong quan hệ hợp đồng dự án đầu tư?
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 35. Việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất
Việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Bên nhận thế chấp là tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai, cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
2. Việc nhận thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không vi phạm điều cấm của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan, không trái đạo đức xã hội trong quan hệ hợp đồng về dự án đầu tư, xây dựng, thuê, thuê khoán, dịch vụ, giao dịch khác;
3. Trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm trả tiền lãi thì lãi suất phát sinh do chậm trả tiền, lãi trên nợ gốc trong hạn, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi chưa trả hoặc lãi, lãi suất khác áp dụng không được vượt quá giới hạn thỏa thuận về lãi, lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 357, khoản 5 Điều 466 và Điều 468 của Bộ luật Dân sự. Trường hợp có thỏa thuận về việc xử lý đối với hành vi không trả nợ đúng hạn của bên có nghĩa vụ và không có quy định khác của pháp luật thì chỉ xử lý một lần đối với mỗi hành vi không trả nợ đúng hạn;
4. Điều kiện có hiệu lực khác của giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
Như vậy, việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không vi phạm điều cấm của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan, không trái đạo đức xã hội trong quan hệ hợp đồng về dự án đầu tư, xây dựng, thuê, thuê khoán, dịch vụ, giao dịch khác.
Nhận thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không trái đạo đức xã hội trong quan hệ hợp đồng dự án đầu tư? (Hình từ Internet)
Hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất bao gồm những thành phần gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 115/2024/NĐ-CP, Hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất bao gồm các nội dung cơ bản theo quy định tại Điều 73 Luật Đấu thầu, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 115/2024/NĐ-CP và quy định của pháp luật về đất đai, bất động sản, xây dựng, pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực (nếu có).
Theo đó, căn cứ theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 115/2024/NĐ-CP hướng dẫn lập hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất cụ thể hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất bao gồm những thành phần sau:
(1) Văn bản thỏa thuận của các bên về hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất (sau đây gọi là hợp đồng dự án), bao gồm:
- Căn cứ pháp lý ký kết hợp đồng dự án;
- Thông tin về các bên ký kết hợp đồng;
- Hồ sơ hợp đồng và thứ tự ưu tiên;
- Thời hạn hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
(2) Điều kiện chung của hợp đồng, bao gồm các nội dung áp dụng chung và nội dung đặc thù phù hợp với ngành và lĩnh vực của dự án.
(3) Điều kiện cụ thể của hợp đồng, bao gồm các nội dung tương ứng với điều kiện chung khi áp dụng đối với từng dự án cụ thể.
(4) Phụ lục hợp đồng quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng (nếu có).
Ký kết hợp đồng và đăng tải thông tin chủ yếu của hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 31 Nghị định 115/2024/NĐ-CP quy định ký kết hợp đồng và đăng tải thông tin chủ yếu của hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất thực hiện cụ thể như sau:
(1) Việc ký kết hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất thực hiện theo quy định tại các Điều 71, Điều 72, Điều 74 và Điều 75 Luật Đấu thầu 2023.
(2) Hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất (sau đây gọi là hợp đồng dự án) bao gồm các nội dung cơ bản theo quy định tại Điều 73 Luật Đấu thầu 2023, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 115/2024/NĐ-CP và quy định của pháp luật về đất đai, bất động sản, xây dựng, pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực (nếu có).
(3) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng dự án có hiệu lực, bên mời thầu đăng tải thông tin chủ yếu của hợp đồng trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Nội dung đăng tải thông tin gồm:
- Tên dự án; số hiệu hợp đồng; thời điểm ký kết hợp đồng;
- Tên, địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền;
- Tên, địa chỉ của nhà đầu tư trúng thầu; tên, địa chỉ của tổ chức kinh tế do nhà đầu tư trúng thầu thành lập (nếu có);
- Mục tiêu, quy mô của dự án;
- Dự kiến tiến độ thực hiện dự án; diện tích, thời hạn sử dụng đất;
- Địa điểm thực hiện dự án;
- Dự kiến tổng vốn đầu tư;
- Một trong các thông tin quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 19 Nghị định 115/2024/NĐ-CP;
- Các nội dung khác (nếu có).