Định giá tài sản góp vốn khi công ty đã đi vào hoạt động được quy định như thế nào?

Định giá tài sản góp vốn khi công ty đã đi vào hoạt động được quy định như thế nào? Công ty TNHH 2 thành viên trở lại có được mua lại phần vốn góp của thành viên công ty mình hay không?

Nội dung chính

    Định giá tài sản góp vốn khi công ty đã đi vào hoạt động được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020:

    Định giá tài sản góp vốn
    1. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
    2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
    Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
    3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.
    Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

    Định giá tài sản góp vốn khi công ty đã đi vào hoạt động được thực hiện như sau:

    Tài sản góp vốn được định giá bởi chủ sở hữu, Hội đồng thành viên (công ty TNHH, công ty hợp danh), hoặc Hội đồng quản trị (công ty cổ phần) và người góp vốn thỏa thuận.

    Có thể thuê tổ chức thẩm định giá định giá, với giá trị phải được chấp thuận bởi người góp vốn và cơ quan quản lý tương ứng.

    Nếu định giá cao hơn thực tế, các bên liên quan phải bù khoản chênh lệch và chịu trách nhiệm liên đới cho mọi thiệt hại.

    Định giá tài sản góp vốn khi công ty đã đi vào hoạt động được quy định như thế nào?

    Định giá tài sản góp vốn khi công ty đã đi vào hoạt động được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

    Công ty TNHH 2 thành viên trở lại có được mua lại phần vốn góp của thành viên công ty mình hay không?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020:

    Mua lại phần vốn góp
    1. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:
    a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
    b) Tổ chức lại công ty;
    c) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
    2. Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này.
    3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận được về giá. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
    4. Trường hợp công ty không thanh toán được phần vốn góp được yêu cầu mua lại theo quy định tại khoản 3 Điều này thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người không phải là thành viên công ty.

    Như vậy, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể mua lại phần vốn góp của thành viên khác:

    (1) Điều kiện mua lại: Thành viên yêu cầu nếu không tán thành nghị quyết về:

    - Sửa đổi Điều lệ liên quan quyền, nghĩa vụ;

    - Tổ chức lại công ty;

    - Trường hợp khác theo Điều lệ.

    (2) Thời hạn yêu cầu: Gửi văn bản trong 15 ngày từ ngày nghị quyết được thông qua.

    (3) Giá mua lại: Theo giá thị trường hoặc thỏa thuận, nếu sau khi mua, công ty vẫn đảm bảo thanh toán đủ nợ và nghĩa vụ tài sản.

    Trường hợp công ty không thanh toán được phần vốn góp được yêu cầu mua lại theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020 thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người không phải là thành viên công ty.

    Chuyên viên pháp lý Nguyễn Hoàng Nam
    10
    Quản lý: Công ty TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số ..., do ... cấp ngày ... (dự kiến) Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ