Thứ 3, Ngày 05/11/2024

Điều kiện để được bổ nhiệm giám đốc quản lý dự án được quy định như thế nào?

Nếu nhân sự bổ nhiệm chức danh giám đốc quản lý dự án không làm phòng điều hành dự án mà vẫn bảo đảm các điều kiện của Nghị định 59/2015/NĐ-CP, Nghị định 42/2017/NĐ-CP và Nghị định 100/2018/NĐ-CP thì có đúng quy định không?

Nội dung chính

    Điều kiện để được bổ nhiệm giám đốc quản lý dự án được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng thì “Giám đốc quản lý dự án là chức danh của cá nhân được giám đốc ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực, người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn quản lý dự án, người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư (trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện quản lý dự án) giao nhiệm vụ quản lý, điều phối thực hiện quản lý dự án đối với dự án đầu tư xây dựng công trình cụ thể”.

    Do đó, căn cứ quy định về điều kiện năng lực của giám đốc quản lý dự án, giám đốc ban quản lý dự án quyết định việc giao nhiệm vụ cho cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án.

    Việc thành lập phòng (ban) điều hành dự án “theo các dự án được giao quản lý” hoặc “theo trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng” như quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư 16/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 59/2015/NĐ-CP về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng được thể hiện trong quy chế tổ chức và hoạt động của ban quản lý dự án. Cụ thể:

    - Để thực hiện chức năng chủ đầu tư và nhiệm vụ quản lý các dự án, tùy số lượng và quy mô dự án, khối lượng công việc được giao mà Ban quản lý dự án có thể có cơ cấu tổ chức gồm: Ban giám đốc, văn phòng dự án, một số phòng (ban) nghiệp vụ để thực hiện chức năng của chủ đầu tư và các phòng (ban) chuyên môn để Điều hành thực hiện dự án. Các phòng (ban) Điều hành dự án được tổ chức theo các dự án được giao quản lý hoặc theo trình tự thực hiện đầu tư xây dựng như: chuẩn bị dự án; giải phóng mặt bằng; quản lý thiết kế, dự toán; quản lý đấu thầu và hợp đồng; giám sát thi công; nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành.

    Do đó, đề nghị ông nghiên cứu kỹ quy định, hướng dẫn về phòng (ban) điều hành dự án tại Thông tư 16/2016/TT-BXD và quy chế tổ chức, hoạt động của ban quản lý dự án của mình để thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

    7