Địa hình núi cao tập trung chủ yếu ở khu vực nào nước ta?

Chuyên viên pháp lý: Đỗ Trần Quỳnh Trang
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Địa hình núi cao tập trung chủ yếu ở khu vực nào nước ta? Đặc điểm của các vùng khí hậu xây dựng Việt Nam?

Nội dung chính

    Địa hình núi cao tập trung chủ yếu ở khu vực nào nước ta?

    Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả, có địa hình núi cao nhất nước ta, núi cao và trung bình chiếm ưu thế, với 3 dải địa hình cùng hướng tây bắc – đông nam.

    Địa hình núi cao tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Bắc. Các đặc điểm cơ bản của vùng núi Tây Bắc như sau:  

    - Phạm vi của vùng núi Tây Bắc nằm ở hữu ngạn sông Hồng, giữa sông Hồng với sông Cả

    - Độ cao địa hình: vùng núi Tây Bắc là vùng núi cao nhất nước ta do được nâng lên mạnh mẽ trong các giai đoạn của lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ VN, với nhiếu đỉnh núi cao trên 2000m, có một số đỉnh cao trên 3000m.

    - Hướng nghiêng chung: Tây Bắc - Đông Nam

    - Hướng núi chính: Tây Bắc - Đông Nam: 

    - Yếu tố khác : Độ dốc và độ chia cắt lớn (sườn, thung lũng, độ xiết dòng chảy). Địa hình núi cao chia 3 dải chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam:

    Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ với đỉnh Phanxipang cao 3143m. Ở giữa là các cao nguyên, sơn nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu nối tiếp vùng đồi núi sót ở Ninh Bình và Thanh Hóa.

    Phía Tây là địa hình núi trung bình ven biên giới Việt-Lào như Puđenđinh, Pusamsao. Giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng Tây Bắc - Đông Nam như: sông Đà, sông Mã, sông Chu và các vùng trũng, nhiều nơi mở rộng thành các cánh đồng giữa núi như Nghĩa Lộ, Điện Biên.

    - Trong vận động địa chất của vỏ Trái Đất, vùng này là một bộ phận của địa máng Việt – Lào nên chịu tác động mạnh của vận động nâng lên, nhất là trong vận động tạo núi An pơ – Himalaya (giai đoạn Tân kiến tạo). Hướng tây bắc – đông nam của vùng là do sự quy định định hướng của khối nền cổ Hoàng Liên Sơn. 

    Địa hình núi cao tập trung chủ yếu ở khu vực nào nước ta? (hình từ internet)

    Địa hình núi cao tập trung chủ yếu ở khu vực nào nước ta? (hình từ internet)

    Việt Nam có bao nhiêu vùng khí hậu xây dựng Việt Nam?

    Theo QCVN 02:2022/BXD, lãnh thổ Việt Nam được phân chia thành 7 vùng khí hậu xây dựng:

    (1) Vùng Tây Bắc (vùng I);

    (2) Vùng trung du - miền núi Việt Bắc và Đông Bắc (vùng II);

    (3) Vùng đồng bằng Bắc Bộ (vùng III);

    (4) Vùng Bắc Trung Bộ (vùng IV);

    (5) Vùng Nam Trung Bộ (vùng V);

    (6) Vùng Tây Nguyên (vùng VI);

    (7) Vùng Nam Bộ (Vùng VII).

    Đặc điểm của vùng khí hậu xây dựng vùng Tây Bắc Việt Nam

    Cụ thể tại QCVN 02:2022/BXD đã quy định về đặc điểm của Vùng I - Vùng Tây Bắc như sau:

    Vùng I - Vùng Tây Bắc được tách bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn với đường ranh giới nằm ở sườn đông dọc theo đường đẳng trị chỉ số cán cân nhiệt CCN1,I= -350 cal/phút (gọi tắt là đường đẳng trị CCN1,I).

    Dãy núi này cũng là ranh giới phân chia ảnh hưởng của thời tiết “khô lạnh” và thời tiết “nồm ẩm” của thời kỳ mùa xuân giữa 2 vùng núi của Bắc Bộ. Do ảnh hưởng khác nhau của 2 hiện tượng này đã dẫn đến sự khác nhau về mức độ nóng, lạnh trong một thời kỳ dài của nửa đầu năm. Đây là các yếu tố tác động nhất định đến các giải pháp kiến trúc.

    Tuy nhiên, do độ cao trung bình khá lớn nên đặc điểm khí hậu cơ bản của vùng này vẫn là vùng có mùa đông lạnh với giải pháp chống lạnh chiếm ưu thế. Đây là vùng tồn tại đồng thời cả 3 vành đai khí hậu theo độ cao.

    Khí hậu của vùng núi Tây Bắc được giới hạn về phía nam bởi vùng núi thuộc phía Tây tỉnh Hòa Bình, do tác động trực tiếp của không khí cực đới sau khi qua Đồng bằng Bắc Bộ trên phần lớn tỉnh Hòa Bình, đã mang vào đây những đặc điểm cơ bản của khí hậu vùng phía đông và vùng đồng bằng Bắc Bộ với sự tồn tại của mùa “nồm ẩm” và nhiệt độ thấp trong mùa đông.

    Đất đồi núi trọc có được nhà nước khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai không?

    Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Luật Đất đai 2024 quy định về khuyến khích đầu tư vào hoạt động sử dụng đất đai như sau:

    Khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai
    1. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
    2. Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; xử lý đất, đất có mặt nước bị ô nhiễm, phục hồi đất bị thoái hóa.
    3. Lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất bãi bồi ven sông, ven biển, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy định của Luật này.
    4. Tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp quy mô lớn.
    5. Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất, phát triển công trình ngầm.
    6. Phát triển văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường.

    Như vậy, theo như quy định nêu trên, đồi núi trọc là một trong những nội dung được nhà nước khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai.

    18
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ