Đầu tư xây dựng giao thông đường bộ như thế nào? Thi công công trình trên đường đô thị phải tuân thủ gì?

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Xuân An Giang
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như thế nào? Cần tuân thủ gì khi thi công công trình trên đường đô thị?

Nội dung chính

    Đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như thế nào?

    Căn cứ Điều 46 Luật Giao thông đường bộ 2008 sửa đổi khoản 2 bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 về đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định như sau:

    Đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
    1. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là việc đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
    2. Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuân thủ trình tự quản lý đầu tư xây dựng và các quy định khác của pháp luật; bảo đảm quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật, cảnh quan, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.
    3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài được đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
    4. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chủ trì tổ chức giải phóng mặt bằng theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
    5. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sau khi xây dựng, nâng cấp, cải tạo phải được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu, quyết định đưa vào khai thác theo quy định.

    Như vậy, việc đầu tư xây dựng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện như sau:

    - Đầu tư xây dựng: Bao gồm việc đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

    - Quy hoạch và quy định: Việc đầu tư phải phù hợp với các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông, quy hoạch vùng, tỉnh, đô thị và nông thôn. Đồng thời, cần tuân thủ trình tự quản lý đầu tư, các quy định pháp luật, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, cảnh quan, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.

    - Đối tượng đầu tư: Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có quyền đầu tư xây dựng và kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.

    - Giải phóng mặt bằng: Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phải tổ chức giải phóng mặt bằng theo đúng quyết định thu hồi đất và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư.

    - Nghiệm thu và khai thác: Sau khi hoàn thành xây dựng, nâng cấp, cải tạo, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu và quyết định đưa vào khai thác.

    Đầu tư xây dựng giao thông đường bộ như thế nào? Thi công công trình trên đường đô thị phải tuân thủ gì?

    Đầu tư xây dựng giao thông đường bộ như thế nào? Thi công công trình trên đường đô thị phải tuân thủ gì? (Hình từ Internet)

    Thi công công trình trên đường đô thị phải tuân thủ gì?

    Căn cứ khoản 3 Điều 47 Luật Giao thông đường bộ 2008 về thi công công trình trên đường bộ đang khai thác quy định như sau:

    Thi công công trình trên đường bộ đang khai thác
    1. Thi công công trình trên đường bộ đang khai thác chỉ được tiến hành khi có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thực hiện theo đúng nội dung của giấy phép và quy định của pháp luật về xây dựng.
    2. Trong quá trình thi công, đơn vị thi công phải bố trí báo hiệu, rào chắn tạm thời tại nơi thi công và thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
    3. Thi công công trình trên đường đô thị phải tuân thủ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các quy định sau đây:
    a) Chỉ được đào đường để sửa chữa công trình hoặc xây dựng mới hầm kỹ thuật dọc theo đường hoặc ngang qua đường nhưng phải có kế hoạch hàng năm thống nhất trước với cơ quan quản lý đường bộ, trừ trường hợp có sự cố đột xuất;
    b) Phải có phương án thi công và thời gian thi công thích hợp với đặc điểm từng đường phố để không gây ùn tắc giao thông;
    c) Khi thi công xong phải hoàn trả phần đường theo nguyên trạng; đối với công trình ngầm phải lập hồ sơ hoàn công và chuyển cho cơ quan quản lý đường bộ.
    ...

    Theo đó, thi công công trình trên đường đô thị phải tuân thủ:

    - Giấy phép thi công: Thi công công trình trên đường bộ đang khai thác chỉ được thực hiện khi có giấy phép từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tất cả hoạt động phải tuân thủ nội dung giấy phép và các quy định pháp luật về xây dựng.

    - Bảo đảm giao thông: Trong quá trình thi công, đơn vị thi công phải bố trí báo hiệu, rào chắn tạm thời tại khu vực thi công, và thực hiện các biện pháp để bảo đảm giao thông thông suốt và an toàn.

    - Đào đường: Chỉ được phép đào đường để sửa chữa công trình hoặc xây dựng mới hầm kỹ thuật dọc theo hoặc ngang qua đường, nhưng cần có kế hoạch hàng năm thống nhất với cơ quan quản lý đường bộ, ngoại trừ trường hợp có sự cố đột xuất.

    - Phương án thi công: Cần có phương án thi công và thời gian thi công phù hợp với đặc điểm từng đường phố để tránh gây ùn tắc giao thông.

    - Hoàn trả mặt đường: Sau khi thi công xong, phải hoàn trả mặt đường về nguyên trạng. Đối với công trình ngầm, cần lập hồ sơ hoàn công và chuyển cho cơ quan quản lý đường bộ.

    Đơn vị thi công công trình trên đường bộ đang khai thác có nghĩa vụ gì trong việc bảo đảm giao thông thông suốt và an toàn?

    Căn cứ khoản Điều 47 Luật giao thông đường bộ 2008 về thi công công trình trên đường bộ đang khai thác quy định như sau:

    Thi công công trình trên đường bộ đang khai thác
    ...
    4. Đơn vị thi công không thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, để xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, đơn vị thi công có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, không được để xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

    Nếu như đơn vị thi công công trình trên đường bộ đang khai thác mà để xảy ra tình trạng ai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì phải chịu traschn nhiệm theo quy định pháp luật.

    194
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ