Đảo nào sau đây là đảo có diện tích lớn nhất quần Đảo Trường Sa?
Nội dung chính
Đảo nào sau đây là đảo có diện tích lớn nhất quần Đảo Trường Sa?
Đảo Ba Bình (tên quốc tế: Itu Aba) là đảo có diện tích lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, với diện tích khoảng 0,46 km² (46 ha). Đây là một trong số ít các đảo có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, với nguồn nước ngọt và thảm thực vật phong phú. Hiện tại, đảo này do Đài Loan chiếm đóng, nhưng Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa, bao gồm cả đảo Ba Bình.
Là đảo có diện tích lớn nhất quần đảo Trường Sa, đảo Ba Bình có vị trí địa chiến lược quan trọng trên Biển Đông. Chính vì vậy, nơi đây đã được xây dựng các công trình lớn như sân bay, bến cảng và các cơ sở phục vụ mục đích quân sự và dân sự.
Ngoài vai trò chiến lược, đảo Ba Bình còn thu hút sự chú ý vì là đảo có diện tích lớn nhất và có điều kiện tự nhiên tương đối tốt so với các đảo khác trong khu vực. Việt Nam luôn khẳng định rằng đảo Ba Bình, cũng như toàn bộ quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của mình.
Dù đang bị chiếm đóng trái phép, đảo Ba Bình vẫn được ghi nhận là đảo có diện tích lớn nhất, đóng vai trò quan trọng trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Đảo nào sau đây là đảo có diện tích lớn nhất quần Đảo Trường Sa? (Hình từ Internet)
Việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển bao gồm các nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 về nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển bao gồm:
- Điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo; tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
- Định kỳ quan trắc và đánh giá hiện trạng chất lượng nước, trầm tích, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo.
- Điều tra, đánh giá sức chịu tải môi trường của các khu vực biển, hải đảo ở vùng rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao; công bố các khu vực biển, hải đảo không còn khả năng tiếp nhận chất thải.
- Phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo; cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái.
- Xác định cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; phân vùng rủi ro và lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
- Ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển.
- Cấp phép, kiểm soát hoạt động nhận chìm ở biển.
- Phối hợp giữa cơ quan nhà nước Việt Nam và cơ quan, tổ chức nước ngoài trong việc chia sẻ thông tin, đánh giá chất lượng môi trường nước biển; kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới theo quy định của pháp luật.
- Công khai các vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, thông tin về môi trường nước, môi trường trầm tích của các khu vực biển, hải đảo.
Nhà nước có chính sách gì về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 về chính sách của Nhà nước như sau:
Chính sách của Nhà nước về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
1. Nhà nước bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, bền vững theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Nhà nước huy động các nguồn lực, khuyến khích đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; ưu tiên cho vùng biển sâu, biển xa, hải đảo, vùng biển quốc tế liền kề và các tài nguyên mới có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
3. Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong việc kiểm soát ô nhiễm, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường biển và hải đảo, biến đổi khí hậu, nước biển dâng; quản lý chặt chẽ hoạt động nhận chìm ở biển.
4. Đầu tư nâng cao năng lực quan trắc, giám sát, dự báo về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thiết lập hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tổng hợp, đồng bộ về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phục vụ phát triển kinh tế biển, quốc phòng, an ninh.
5. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.
Như vây, Nhà nước có chính sách được quy định như trên về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.