Danh sách xã phường huyện Lý Nhân sau sắp xếp đơn vị hành chính

Chuyên viên pháp lý: Đào Thị Mỹ Hồng
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Danh sách xã phường huyện Lý Nhân sau sắp xếp đơn vị hành chính? Nguyên tắc xác định tên gọi khi sắp xếp đơn vị hành chính là gì?

Nội dung chính

    Danh sách xã phường huyện Lý Nhân sau sắp xếp đơn vị hành chính

    Căn cứ theo Nghị quyết 202/2025/QH15 chính thức thống nhất sáp nhập Nam Định + Hà Nam + Ninh Bình thành 1 tỉnh mới lấy tên là Ninh Bình.

    Sau sáp nhập tỉnh, tỉnh Ninh Bình tiếp giáp tỉnh Hưng Yên, Phú Thọ, Thanh Hóa và thành phố Hà Nội. Ngoài ra, tỉnh An Giang cũng tiếp giáp với Biển Đông.

    Diện tích tự nhiên của tỉnh Ninh Bình là 3.942,62 km2, quy mô dân số là 4.412.264 người.

    Về sáp nhập xã phường huyện Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nam (cũ) được thực hiện theo Nghị quyết 1674/NQ-UBTVQH15. Huyện Lý Nhân có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Vĩnh Trụ (huyện lỵ) và 20 xã sau khi sắp xếp còn lại 7 đơn vị hành chính cấp xã

    (1) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Chính Lý, Hợp Lý và Văn Lý thành xã mới có tên gọi là xã Lý Nhân.

    (2) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Công Lý, Nguyên Lý và Đức Lý thành xã mới có tên gọi là xã Nam Xang.

    (3) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Chân Lý, Đạo Lý và Bắc Lý thành xã mới có tên gọi là xã Bắc Lý.

    (4) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Vĩnh Trụ, xã Nhân Chính và xã Nhân Khang thành xã mới có tên gọi là xã Vĩnh Trụ.

    (5) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Trần Hưng Đạo, Nhân Nghĩa và Nhân Bình thành xã mới có tên gọi là xã Trần Thương.

    (6) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Nhân Thịnh, Nhân Mỹ và Xuân Khê thành xã mới có tên gọi là xã Nhân Hà.

    (7)  Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Tiến Thắng (huyện Lý Nhân), Phú Phúc và Hòa Hậu thành xã mới có tên gọi là xã Nam Lý.

    Như vậy, huyện Lý Nhân sau sắp xếp được tổ chức lại thành 7 đơn vị hành chính cấp xã/phường thuộc tỉnh Ninh Bình mới, gồm: xã Lý Nhân, xã Nam Xang, xã Bắc Lý, xã Vĩnh Trụ, xã Trần Thương, xã Nhân Hà, xã Nam Lý.

    Danh sách xã phường huyện Lý Nhân sau sắp xếp đơn vị hành chính

    Danh sách xã phường huyện Lý Nhân sau sắp xếp đơn vị hành chính (Hình từ Internet)

    Nguyên tắc xác định tên gọi khi sắp xếp đơn vị hành chính là gì?

    Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục IV Phần thứ hai Đề án ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 quy định về nguyên tắc xác định tên gọi khi sắp xếp đơn vị hành chính như sau:

    - Việc đặt tên cho ĐVHC sau sắp xếp phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, cân nhắc thận trọng các yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hóa.

    - Ưu tiên sử dụng một trong các tên gọi của các ĐVHC trước khi sáp nhập để đặt tên cho ĐVHC hình thành mới, hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp do phải chuyển đổi giấy tờ, chỉ dẫn địa lý liên quan đến ĐVHC cấp tỉnh.

    - Tên gọi của ĐVHC mới cần dễ nhận diện, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, bảo đảm tính hệ thống, khoa học và phát huy được lợi thế so sánh của địa phương, phù hợp với xu thế hội nhập.

    - Cấp ủy, chính quyền địa phương thống nhất nhận thức, có trách nhiệm tạo sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân địa phương; góp phần giữ gìn, phát huy được giá trị lịch sử, truyền thống, văn hóa và tinh thần đoàn kết của Nhân dân đối với ĐVHC mới sau sắp xếp.

    - Nghiên cứu đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của ĐVHC cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hoá, cập nhật dữ liệu thông tin.

    Tên của xã, phường mới sau sắp xếp không được trùng với tên của ĐVHC cùng cấp hiện có trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc phạm vi tỉnh, thành phố dự kiến thành lập theo định hướng sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    Thẩm quyền quyết định sáp nhập cấp tỉnh cấp xã?

    Căn cứ theo Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định thẩm quyền quyết định sáp nhập tỉnh, xã như sau:

    Điều 9. Thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
    1. Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
    2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp xã.

    Như vây, thẩm quyền quyết định sáp nhập tỉnh, xã được nêu cụ thể như sau:

    (1) Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    (2) Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

    saved-content
    unsaved-content
    1