Đã có Thông tư về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc từ 01/01/2025
Nội dung chính
Đã có Thông tư về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc từ 01/01/2025
Căn cứ Điều 2 Thông tư 57/2024/TT-BGTVT về hiệu lực thi hành quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 06/2024/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc QCVN 115:2024./.
Như vậy, Thông tư 57/2024/TT-BGTVT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Đã có Thông tư về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc từ 01/01/2025 (Hình từ Internet)
Quy định về mặt cắt ngang đường bộ cao tốc từ 01/01/2025
Căn cứ tiểu mục 2.2 Mục 2 Mục lục Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc Thông tư 57/2024/TT-BGTVT về quy định về kỹ thuật quy định như sau:
2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
...
2.2. Mặt cắt ngang đường bộ cao tốc
2.2.1. Số làn xe chạy được xác định trên cơ sở lưu lượng xe thiết kế, nhưng không ít hơn 02 làn xe cho mỗi chiều. Chiều rộng làn xe chạy tối thiểu 3,75 m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 3,50 m đối với đường cấp 80 (gồm các đoạn được thiết kế với tốc độ 60 km/h).
2.2.2. Làn dừng xe khẩn cấp có chiều rộng tối thiểu 3,00 m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 2,50 m đối với đường cấp 80 (gồm các đoạn được thiết kế với tốc độ 60 km/h).
2.2.3. Dải giữa
2.2.3.1. Bố trí dải giữa (gồm dải phân cách giữa và dải an toàn ở hai bên của dải phân cách giữa) để phân chia hai chiều xe chạy. Chiều rộng của dải an toàn tối thiểu là 0,75 m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 0,50 m đối với đường cấp 80 (gồm các đoạn được thiết kế với tốc độ 60 km/h). Dải phân cách giữa được thiết kế để bảo đảm an toàn.
2.2.3.2. Trường hợp 02 chiều xe chạy được bố trí trên 02 nền đường riêng biệt, phía bên trái theo chiều xe chạy bố trí dải an toàn và lề đất. Dải an toàn trong trường hợp này có chiều rộng tối thiểu 1,00 m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 0,75 m đối với đường cấp 80 (gồm các đoạn được thiết kế với tốc độ 60 km/h).
2.2.4. Chiều rộng lề đất tối thiểu 0,75 m, bề mặt được trồng cỏ hoặc dùng các loại vật liệu khác để chống xói.
...
Theo đó, Theo đó, quy định về kỹ thuật đối với mặt cắt ngang đường bộ cao tốc cụ thể theo quy định trên.
Quy định về mặt cắt ngang cầu và hầm trên đường bộ cao tốc từ 01/01/2025
Căn cứ tiểu mục 2.3 Mục 2 Mục lục Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc Thông tư 57/2024/TT-BGTVT về quy định về kỹ thuật quy định như sau:
2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
...
2.3. Mặt cắt ngang cầu và hầm trên đường bộ cao tốc
2.3.1. Các cầu trên đường bộ cao tốc bố trí đủ các yếu tố mặt cắt ngang như của tuyến chính. Đối với các cầu có khẩu độ nhịp từ 150,0 m trở lên; cầu có trụ cao từ 50,0 m trở lên khi không bố trí làn dừng khẩn cấp, phải bố trí đoạn chuyển tiếp từ mặt cắt đường vào phần cầu bị thu hẹp.
2.3.2. Mặt cắt ngang hầm trên đường bộ cao tốc
2.3.2.1. Mặt cắt ngang hầm bảo đảm chiều rộng để bố trí đầy đủ các yếu tố mặt cắt ngang như của tuyến chính và phần dành cho người đi bộ (phục vụ công tác bảo trì và thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp). Trường hợp hầm không bố trí làn dừng xe khẩn cấp phải bố trí dải an toàn, chiều rộng của dải an toàn theo cấp tốc độ thiết kế của đường bộ cao tốc.
2.3.2.2. Đối với hầm dài từ 1.000,0 m trở lên khi không bố trí làn dừng xe khẩn cấp phải bố trí vị trí dừng xe khẩn cấp có chiều dài tối thiểu 30,0 m cách nhau tối đa 500,0 m, bề rộng vị trí dừng xe khẩn cấp theo cấp tốc độ thiết kế của đường bộ cao tốc.
2.4. Bố trí hệ thống đường gom, đường bên để bảo đảm việc đi lại cho người dân khu vực bị ảnh hưởng, chia cắt bởi đường bộ cao tốc.
Như vậy, quy định về kỹ thuật đối với mặt cắt ngang cầu và hầm trên đường bộ cao tốc cụ thể theo quy định trên.