Công trình xây dựng giao thông đường bộ có phải là công trình xây dựng theo tuyến không?

Công trình xây dựng giao thông đường bộ là công trình xây dựng theo tuyến đúng không? Bản vẽ thiết kế sơ bộ có gồm sơ đồ hướng tuyến không?

Nội dung chính

    Công trình xây dựng giao thông đường bộ có phải là công trình xây dựng theo tuyến không?

    Căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 175/2024/NĐ-CP về giải thích từ ngữ quy định như sau:

    Giải thích từ ngữ
    1. Công trình chính của dự án đầu tư xây dựng là công trình có công năng, quy mô quyết định đến mục tiêu, quy mô đầu tư của dự án.
    2. Công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng là công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục XI Nghị định này.
    3. Công trình xây dựng theo tuyến là công trình được xây dựng theo hướng tuyến trong một hoặc nhiều khu vực địa giới hành chính, như: đường bộ; đường sắt; luồng, kênh đường thủy nội địa; luồng, kênh hàng hải; tuyến cáp treo; đường dây tải điện; mạng cáp ngoại vi viễn thông, công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động; đường ống dẫn dầu, dẫn khí, cấp thoát nước; đập đầu mối công trình thủy lợi, thủy điện; hệ thống dẫn, chuyển nước; đê, kè và các công trình tương tự khác.
    4. Công trình ngầm là những công trình được xây dựng dưới mặt đất, dưới mặt nước, gồm: công trình công cộng ngầm được hình thành theo dự án độc lập, công trình giao thông ngầm, được xác định tại quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch không gian ngầm hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành.
    ...

    Như vậy, công trình xây dựng giao thông đường bộ là công trình xây dựng theo tuyến.

    Công trình xây dựng theo tuyến là công trình được xây dựng dọc theo một hướng tuyến trong một hoặc nhiều khu vực địa giới hành chính. Các công trình này bao gồm:

    - Đường bộ, đường sắt.

    - Luồng, kênh đường thủy nội địa; luồng, kênh hàng hải.

    - Tuyến cáp treo.

    - Đường dây tải điện.

    - Mạng cáp ngoại vi viễn thông, hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.

    - Đường ống dẫn dầu, dẫn khí, cấp thoát nước.

    - Đập đầu mối của công trình thủy lợi, thủy điện.

    - Hệ thống dẫn, chuyển nước.

    - Đê, kè và các công trình tương tự khác.

    Công trình xây dựng giao thông đường bộ có phải là công trình xây dựng theo tuyến không?

    Công trình xây dựng giao thông đường bộ có phải là công trình xây dựng theo tuyến không? (Hình từ Internet)

    Bản vẽ thiết kế sơ bộ có gồm sơ đồ hướng tuyến trong trường hợp công trình xây dựng theo tuyến không?

    Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 175/2024/NĐ-CP về lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng quy định như sau:

    Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
    1. Việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để xem xét, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.
    2. Phương án thiết kế sơ bộ của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thể hiện trên thuyết minh và bản vẽ, bao gồm các nội dung sau:
    a) Bản vẽ thiết kế sơ bộ gồm: sơ đồ vị trí, dự kiến địa điểm khu đất xây dựng; sơ bộ tổng mặt bằng của dự án hoặc sơ đồ hướng tuyến trong trường hợp công trình xây dựng theo tuyến; bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế sơ bộ công trình chính của dự án;
    b) Thuyết minh về quy mô, tính chất của dự án; hiện trạng, ranh giới khu đất; thuyết minh về sự phù hợp với quy hoạch (nếu có), kết nối giao thông, hạ tầng kỹ thuật xung quanh dự án; thuyết minh về giải pháp thiết kế sơ bộ;
    c) Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có).
    3. Việc lập sơ bộ tổng mức đầu tư của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
    ...

    Theo đó, bản vẽ thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng bao gồm sơ đồ hướng tuyến trong trường hợp công trình xây dựng theo tuyến.

    Ngoài ra, bản vẽ thiết kế sơ bộ phải thể hiện:

    - Sơ đồ vị trí, dự kiến địa điểm khu đất xây dựng.

    - Sơ bộ tổng mặt bằng của dự án hoặc sơ đồ hướng tuyến đối với công trình xây dựng theo tuyến.

    - Bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế sơ bộ công trình chính của dự án.

    Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng thêm nội dung gì đối với công trình xây dựng theo tuyến?

    Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 22 Nghị định 175/2024/NĐ-CP về phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng quy định như sau:

    Phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng
    1. Cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định và trình người quyết định đầu tư phê duyệt dự án, quyết định đầu tư. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.
    2. Việc phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền đối với dự án PPP được thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
    3. Việc quyết định đầu tư xây dựng của người quyết định đầu tư được thể hiện tại Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, gồm các nội dung chủ yếu sau:
    a) Tên dự án;
    b) Địa điểm xây dựng; hướng tuyến công trình (với công trình xây dựng theo tuyến);
    c) Người quyết định đầu tư; chủ đầu tư;
    d) Tổ chức tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) đầu tư xây dựng, tổ chức lập khảo sát xây dựng (nếu có); tổ chức tư vấn lập thiết kế cơ sở; tổ chức tư vấn thẩm tra thiết kế cơ sở (nếu có);
    đ) Loại, nhóm dự án; danh mục; loại, cấp công trình chính; thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình chính;
    e) Mục tiêu dự án;
    g) Diện tích đất sử dụng;
    h) Quy mô đầu tư xây dựng: quy mô công suất, khả năng phục vụ; một số chỉ tiêu, thông số chính của công trình chính thuộc dự án;
    i) Số bước thiết kế, danh mục tiêu chuẩn chủ yếu được lựa chọn (danh mục tiêu chuẩn chủ yếu có thể được chấp thuận theo văn bản riêng);
    k) Tổng mức đầu tư; giá trị các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư;
    l) Kế hoạch thực hiện, tiến độ thực hiện từng giai đoạn, hạng mục chính của dự án, phân kỳ đầu tư (nếu có), thời hạn của dự án, (nếu có);
    m) Nguồn vốn đầu tư và dự kiến bố trí kế hoạch vốn theo kế hoạch, tiến độ thực hiện dự án;
    n) Hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng;
    o) Yêu cầu về nguồn lực, khai thác sử dụng tài nguyên (nếu có); phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có);
    p) Các nội dung khác (nếu có).
    ...

    Như vậy, bên cạnh các nội dung chủ yếu tại Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trong quyết định đầu tư xây dựng của người quyết định đầu tư thì đối với công trình xây dựng theo tuyến còn thêm nội dung địa điểm xây dựng và hướng tuyến công trình.

    26