Công trình kiến trúc mang tính biểu tượng xuất hiện trong quốc kì của Vương quốc Cam Pu Chia hiện nay
Nội dung chính
Công trình kiến trúc mang tính biểu tượng xuất hiện trong quốc kì của Vương quốc Cam Pu Chia hiện nay?
Công trình kiến trúc mang tính biểu tượng xuất hiện trên quốc kì của Vương quốc Campuchia hiện nay là Angkor Wat.
Angkor Wat là di tích lịch sử nổi tiếng được xây dựng vào thế kỷ 12 dưới triều đại của vua Suryavarman II.
Đây không chỉ là một công trình kiến trúc vĩ đại mà còn là biểu tượng của nền văn hóa Khmer, thể hiện niềm tự hào dân tộc và truyền thống lâu đời của Campuchia. Hình ảnh Angkor Wat trên quốc kỳ thể hiện khát vọng thống nhất và sức mạnh của quốc gia, đồng thời là lời nhắc nhở về quá khứ huy hoàng cũng như sự trường tồn của văn hóa Campuchia trong mắt bạn bè quốc tế.
Công trình này cũng là điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút hàng triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới, góp phần quảng bá hình ảnh và giá trị văn hóa của Campuchia.
Công trình kiến trúc mang tính biểu tượng xuất hiện trong quốc kì của Vương quốc Cam Pu Chia hiện nay (hình từ internet)
Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành có đường biên giới trên đất liền giáp Cam Pu Chia?
Việt Nam có đường biên giới trên bộ dài khoảng 4.924 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, với Lào ở phía tây và Campuchia ở phía tây nam.
Việt Nam có 25 tỉnh thành có đường biên giới trên đất liền, giáp với 3 nước: Trung Quốc, Lào và Campuchia. Dưới đây là các tỉnh thành có biên giới trên đất liền giáp Cam Pu Chia:
(1) Kon Tum
Kon Tum có đường biên giới giáp với hai nước Lào và Campuchia. Trong đó
- Campuchia: Chiều dài đường biên giới là 105 km, giáp với tỉnh Ratanakiri của Campuchia.
(2) Gia Lai
Gia Lai có đường biên giới giáp với Campuchia. Chiều dài đường biên giới là 90 km, trải dài trên địa bàn 7 xã thuộc 3 huyện: Đức Cơ, Chư Prông và Ia Grai.
(3) Đắk Lắk
Đắk Lắk có đường biên giới giáp với Campuchia. Chiều dài đường biên giới là 193 km, bắt đầu từ phía tây huyện Ea Súp đến phía tây huyện Buôn Đôn.
(4) Đắk Nông
Đắk Nông có đường biên giới giáp với Campuchia. Chiều dài đường biên giới là 130 km, bắt đầu từ phía tây huyện Đắk Glong đến phía tây huyện Tuy Đức.
(5) Bình Phước
Bình Phước có đường biên giới giáp với Campuchia. Chiều dài đường biên giới là 260,433 km, trải dài trên địa bàn 4 huyện: Bù Gia Mập, Bù Đốp, Lộc Ninh, Hờn Quản.
(6) Tây Ninh
Tây Ninh có đường biên giới giáp với Campuchia. Chiều dài đường biên giới là 240 km, trải dài trên địa bàn 10 xã thuộc 5 huyện: Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Bến Cầu, Trảng Bàng.
(7) Long An
Long An có đường biên giới quốc gia tiếp giáp 2 tỉnh SvayRieng, PrayVeng, Campuchia với tổng chiều dài 132,98 km, đi qua 20 xã của 6 địa phương gồm các huyện: Đức Huệ, Thạnh Hóa, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng và thị xã Kiến Tường.
(8) Đồng Tháp
Đồng Tháp có đường biên giới giáp với Campuchia. Chiều dài đường biên giới là 50,675 km, tiếp giáp với tỉnh Prây Veng của Campuchia.
(9) An Giang
An Giang có đường biên giới giáp với Campuchia. Chiều dài đường biên giới là 98,6 km, trải dài trên địa bàn 5 huyện, thị xã: Tri Tôn, Tân Châu, Tịnh Biên, Châu Đốc, An Phú
(10) Kiên Giang
Kiên Giang có đường biên giới giáp với Campuchia. Chiều dài đường biên giới trên đất liền là 56,8 km, tiếp giáp với tỉnh Kampot của Campuchia.
Công trình kiến trúc ở Việt Nam có giá trị được đánh giá qua bao nhiêu tiêu chí?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 85/2020/NĐ-CP có quy định công trình kiến trúc có giá trị được đánh giá qua những tiêu chí sau đây:
(1) Tiêu chí về giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan, gồm các yếu tố sau:
- Tiêu biểu cho một loại hình kiến trúc, phong cách kiến trúc;
- Giá trị nghệ thuật kiến trúc của bản thân công trình và tổng thể không gian trong phạm vi khuôn viên công trình;
- Giá trị gắn liền với cảnh quan, đóng góp vào cảnh quan chung đô thị, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên;
- Giá trị về kỹ thuật, công nghệ xây dựng, sử dụng vật liệu xây dựng.
(2) Tiêu chí về giá trị lịch sử, văn hóa, gồm các yếu tố sau:
- Tiêu biểu cho giai đoạn lịch sử;
- Gắn với đặc điểm, tính chất tiêu biểu về văn hóa của địa phương;
- Niên đại xây dựng, tuổi thọ công trình.
Như vậy, Công trình kiến trúc có giá trị được đánh giá qua 02 tiêu chí về giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan và giá trị lịch sử, văn hóa