Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được quy định như thế nào?
Theo quy định tại tại Mục 2.1.3 Hướng dẫn 09/HD-VKSTC về Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự năm 2019 thì:
Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm thực hiện đúng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự; kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới phát hiện vi phạm để đề xuất kháng nghị hoặc kiến nghị, thông báo rút kinh nghiệm.
Các VKSND cấp cao cần đẩy mạnh công tác xử lý đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; tăng cường phối hợp với Tòa án nhân dân cấp cao trong việc thực hiện nhiệm vụ này; có quy trình xử lý bảo đảm hiệu quả, đúng luật định; thụ lý, giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đúng thẩm quyền; xác định tiêu chí đánh giá kết quả giải quyết đơn, bảo đảm tỷ lệ xử lý, giải quyết đơn phản ánh đúng kết quả công tác, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu của Quốc hội.
Lập hồ sơ kiểm sát theo đúng quy định tại Điều 7 (Phần thứ hai) Quyết định số 590/VKSTC của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trên đây là quy định về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.