Công chứng hợp đồng mua bán nhà đất hết bao nhiều tiền?

Công chứng hợp đồng mua bán nhà đất hết bao nhiều tiền? Hợp đồng mua bán nhà đất có bắt buộc phải công chứng không?

Nội dung chính

    Công chứng hợp đồng mua bán nhà đất hết bao nhiều tiền?

    Hiện nay, phí công chứng hợp đồng mua bán đất (hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất) được quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.

    Cụ thể, điểm a2 khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định:

    Mức thu phí, lệ phí
    ...
    2. Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:
    a) Mức thu phí đối với việc công chứng các hợp đồng, giao dịch sau đây được tính như sau:
    a1) Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Tính trên giá trị quyền sử dụng đất.
    a2) Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất: Tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.
    a3) Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản khác: Tính trên giá trị tài sản.
    a4) Công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản: Tính trên giá trị di sản.
    a5) Công chứng hợp đồng vay tiền: Tính trên giá trị khoản vay.
    a6) Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản: Tính trên giá trị tài sản; trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay.
    a7) Công chứng hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh: Tính trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.
    ...

    Căn cứ quy định trên, phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất được tính trên cơ sở tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.

    Đồng thời, khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC cũng đưa ra cách thức xác định mức phí cụ thể trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch như sau:

    TT

    Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

    Mức thu

     

    (đồng/trường hợp)

    1

    Dưới 50 triệu đồng

    50 nghìn

    2

    Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng

    100 nghìn

    3

    Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng

    0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

    4

    Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng

    01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng

    5

    Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng

    2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng

    6

    Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng

    3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng

    7

    Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

    5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.

    8

    Trên 100 tỷ đồng

    32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

    Như vậy, mức phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất tùy thuộc vào tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất (giá trị tài sản) mà các bên đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật và được xác định theo cách thức trên.

    Công chứng hợp đồng mua bán nhà đất hết bao nhiều tiền?

    Công chứng hợp đồng mua bán nhà đất hết bao nhiều tiền? (Hình từ Internet)

    Hợp đồng mua bán nhà đất có bắt buộc phải công chứng không?

    Khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 quy định:

    Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
    ...
    3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
    a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
    b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
    c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
    d) Việc công chứng, chứng thực thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.

    Căn cứ quy định trên, hợp đồng mua bán nhà đất phải được công chứng, chứng thực.

    Ai phải nộp phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất?

    Khoản 1 Điều 2 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định:

    Người nộp phí, lệ phí
    1. Tổ chức, cá nhân khi yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng.
    ...

    Căn cứ quy định trên, bên mua hoặc bên bán nhà đất khi yêu cầu công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán nhà đất phải nộp phí công chứng. 

    33