Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư sẽ mất nhiều tiền hơn từ 01/01/2026
Nội dung chính
Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư sẽ mất nhiều tiền hơn từ 01/01/2026
Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư sẽ mất nhiều tiền hơn từ 01/01/2026?
Chi phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư hiện nay?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 8 Nghị định 103/2024/NĐ-CP
Tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở | = | Tiền sử dụng đất của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất | - | Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đất (nếu có) |
Trong đó:
(1) Tiền sử dụng đất của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất tính như sau:
Tiền sử dụng đất của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất | = | Diện tích đất tính tiền sử dụng đất sau khi chuyển mục đích | x | Giá đất tính tiền sử dụng đất |
(2) Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụng được tính như sau:
- Trường hợp đất trước khi chuyển mục đích là đất nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc có nguồn gốc nhận chuyển nhượng hợp pháp đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất:
Tiền đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đất = Diện tích đất x Giá đất của loại đất nông nghiệp tương ứng trong Bảng giá đất
- Trường hợp đất trước khi chuyển mục đích là đất nông nghiệp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê 01 lần cho cả thời gian thuê thì tiền đất trước khi chuyển mục đích sử dụng được tính như sau:
Bên cạnh đó, từ ngày 01/01/2026, khi Bảng giá đất mới chính thức được áp dụng với mức giá tiệm cận hơn giá thị trường, chi phí chuyển mục đích sử dụng đất chắc chắn sẽ tăng đáng kể.
Việc tính tiền sử dụng đất luôn dựa trên Bảng giá đất, nên khi giá đất tăng, người dân sẽ phải chi trả nhiều hơn nếu muốn chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở.
Trên đây là Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư sẽ mất nhiều tiền hơn từ 01/01/2026
Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư sẽ mất nhiều tiền hơn từ 01/01/2026 (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất?
Căn cứ theo quy định tại Điều 123 Luật Đất đai 2024:
Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
(1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
- Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức trong nước;
- Giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;
- Giao đất, cho thuê đất đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
- Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
(2) Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
- Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với cá nhân. Trường hợp cho cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 ha trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;
- Giao đất đối với cộng đồng dân cư.
(3) Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
(4) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 123 Luật Đất đai 2024 là cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh, gia hạn sử dụng đất đối với trường hợp người sử dụng đất đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành và các trường hợp quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.
Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Đất đai 2024:
Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai theo thẩm quyền quy định của Luật này và luật khác có liên quan thông qua các cơ quan sau đây:
- Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết về đất đai; quyết định quy hoạch sử dụng đất quốc gia; thực hiện quyền giám sát đối với việc quản lý, sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước;
- Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền thông qua quy hoạch sử dụng đất của địa phương mình trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông qua việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng của địa phương theo thẩm quyền; thông qua việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất theo thẩm quyền quy định của Luật Đất đai 2024; quyết định bảng giá đất; giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương;
- Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai theo thẩm quyền quy định của Luật Đất đai 2024 và luật khác có liên quan.