Chi tiết bản đồ địa giới hành chính các phường của Quận Bình Thạnh (cũ) sau sáp nhập?
Nội dung chính
Chi tiết bản đồ địa giới hành chính các phường của Quận Bình Thạnh (cũ) sau sáp nhập?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15, trên cơ sở Đề án 356/ĐA-CP ngày 09/05/2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh (mới) năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có việc sáp nhập các phường của Quận Bình Thạnh (cũ) như sau:
- Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 1, Phường 2, Phường 7 và Phường 17 (quận Bình Thạnh) thành phường mới có tên gọi là phường Gia Định.
- Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 12 và Phường 14 (quận Bình Thạnh), Phường 26 thành phường mới có tên gọi là phường Bình Thạnh.
- Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 5, Phường 11 và Phường 13 (quận Bình Thạnh) thành phường mới có tên gọi là phường Bình Lợi Trung.
- Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 19, Phường 22 và Phường 25 thành phường mới có tên gọi là phường Thạnh Mỹ Tây.
- Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 27 và Phường 28 thành phường mới có tên gọi là phường Bình Quới.
Do đó, Quận Bình Thạnh được sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã từ 20 phường xuống còn 5 phường bao gồm: phường Gia Định, phường Bình Thạnh, phường Bình Lợi Trung, phường Thạnh Mỹ Tây, phường Bình Qưới.
Dưới đây là chi tiết bản đồ địa giới hành chính các phường Quận Bình Thạnh (cũ) sau sáp nhập:
Quận Bình Thạnh sau sáp nhập thay đổi ra sao? Cụ thể các ĐVHC hình thành sau khi quận Bình Thạnh sắp xếp như sau:
STT | Phường mới | Các phường cũ bị sáp nhập | Diện tích |
1 | Phường Gia Định | Sáp nhập toàn bộ Phường 1, Phường 2, Phường 7, Phường 17 | Diện tích: 2,76 km² Dân số: 125.946 người |
2 | Phường Bình Thạnh | Sáp nhập toàn bộ Phường 12, Phường 14, Phường 26 | Diện tích: 3,32 km² Dân số: 126.300 người |
3 | Phường Bình Lợi Trung | Sáp nhập toàn bộ Phường 5, Phường 11, Phường 13 | Diện tích: 3,89 km² Dân số: 116.121 người |
4 | Phường Thạnh Mỹ Tây | Sáp nhập toàn bộ Phường 19, Phường 22, Phường 25 | Diện tích: 4,4 km² Dân số: 153.217 người |
5 | Phường Bình Quới | Sáp nhập toàn bộ Phường 27, Phường 28 | Diện tích: 6,34 km² Dân số: 46.200 người |
Chi tiết bản đồ địa giới hành chính các phường của Quận Bình Thạnh (cũ) sau sáp nhập? (Hình từ Internet)
Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để làm gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
Điều 3. Phân loại đơn vị hành chính
1. Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
2. Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
Việc phân loại giúp đảm bảo các chính sách và tổ chức bộ máy chính quyền địa phương được thiết kế sát thực tế, phù hợp với đặc điểm dân cư, diện tích, điều kiện kinh tế - xã hội của từng khu vực.
Quyền hạn và nhiệm vụ của UBND phường Bình Thạnh sau sáp nhập?
Tại Điều 25 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (Luật số 72/2025/QH15) quy định như sau:
Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường
Ủy ban nhân dân phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 22 của Luật này và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét ban hành nghị quyết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 24 của Luật này và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
2. Thực hiện liên kết, hợp tác phát triển về kinh tế, hạ tầng đô thị, giao thông, môi trường với chính quyền địa phương ở các phường lân cận theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và quy định của pháp luật, bảo đảm sự phát triển đồng bộ, liên thông, thống nhất, hài hòa giữa các khu vực đô thị trên địa bàn;
3. Thực hiện thu phí, lệ phí trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của chính quyền địa phương cấp tỉnh;
4. Tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đô thị, thương mại, dịch vụ, tài chính, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số phù hợp với đặc điểm của đô thị theo quy định của pháp luật;
5. Tổ chức thực hiện chương trình cải tạo, chỉnh trang, phát triển đô thị theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo đó, một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của UBND phường là tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đô thị, thương mại, dịch vụ, tài chính, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số phù hợp với đặc điểm của đô thị theo quy định của pháp luật.