Chi phí cải tạo đất nông nghiệp có được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất không?
Nội dung chính
Trường hợp nào tự ý cải tạo đất không bị xem là vi phạm pháp luật?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật Đất đai 2024 quy định về khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất. Cụ thể, Nhà nước khuyến khích cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất.
Cải tạo đất là việc áp dụng các biện pháp quản lý, kỹ thuật, cơ giới, sinh học, hữu cơ tác động vào đất để xử lý đất bị ô nhiễm, phục hồi đất bị thoái hóa. (khoản 4 Điều 3 Luật Đất đai 2024)
Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 31 Luật Đất đai 2024 nêu rõ người sử dụng đất có nghĩa vụ thực hiện biện pháp cải tạo và phục hồi đất đối với khu vực đất bị ô nhiễm, thoái hóa do mình gây ra.
Đồng thời, người sử dụng đất có quyền được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, phục hồi đất nông nghiệp. (khoản 4 Điều 26 Luật Đất đai 2024)
Thêm vào đó, tại khoản 3 Điều 182 Luật Đất đai 2024 quy định người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ phì của đất.
Theo đó, trường hợp cải tạo đất nông nghiệp sẽ không bị xem là vi phạm pháp luật nếu người sử dụng đất thực hiện đúng các quy định của pháp luật, đặc biệt là việc cải tạo, phục hồi đất theo các biện pháp phù hợp để nâng cao độ màu mỡ của đất hoặc xử lý đất bị ô nhiễm, thoái hóa.
Điều này bao gồm việc thực hiện nghĩa vụ cải tạo đất đối với khu vực đất bị ô nhiễm, thoái hóa do mình gây ra và tuân thủ các hướng dẫn, hỗ trợ của cơ quan nhà nước.
Người sử dụng đất nông nghiệp có quyền và trách nhiệm cải tạo đất để tăng cường hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường đất, nhưng phải đảm bảo các hoạt động này không vi phạm các quy định về quản lý đất đai.
Chi phí cải tạo đất nông nghiệp có được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất không? (Hình từ Internet)
Chi phí cải tạo đất nông nghiệp có được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất không?
Căn cứ Điều 107 Luật Đất đai 2024 quy định chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp là chi phí đầu tư vào đất còn lại.
Tại Điều 107 Luật Đất đai 2024 đã nêu rõ tuy không bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đối với các trường hợp sau:
- Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được bồi thường về đất quy định tại Điều 96 Luật Đất đai 2024;
- Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất;
- Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hằng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 99 Luật Đất đai 2024;
- Đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích do Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê;
- Đất nhận khoán để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
- Diện tích đất nông nghiệp được giao vượt hạn mức quy định tại Điều 176 Luật Đất đai 2024.
Như vậy, có thể hiểu chi phí cải tạo đất nông nghiệp chỉ được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp không được bồi thường về đất.
Cách xác định chi phí cải tạo đất còn lại được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất thế nào?
Chi phí cải tạo đất còn lại trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 17 Nghị định 88/2024/NĐ-CP được xác định như sau:
Trong đó:
P: Chi phí cải tạo đất còn lại;
P1: Chi phí san lấp mặt bằng;
P2: Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;
P3: Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh;
P4: Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất;
Các chi phí được xác định trên cơ sở hồ sơ do người có đất thu hồi cung cấp.
T1: Thời hạn sử dụng đất;
T2: Thời hạn sử dụng đất còn lại.
Đối với trường hợp thời điểm đầu tư vào đất sau thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì thời hạn sử dụng đất (T1) được tính từ thời điểm đầu tư vào đất.
Như vậy, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, chi phí cải tạo đất nông nghiệp được xem là chi phí đầu tư vào đất còn lại và được bồi thường nếu rơi vào một trong 06 trường hợp đã quy định, mặc dù không được bồi thường về đất.
Chi phí cải tạo đất còn lại được tính toán dựa trên các yếu tố như chi phí san lấp, cải tạo đất, gia cố khả năng chịu lực và các chi phí khác phù hợp với mục đích sử dụng đất. Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi hợp lý cho người sử dụng đất, đồng thời phản ánh sự công bằng và minh bạch trong quá trình thu hồi đất phục vụ mục đích quốc gia và công cộng.