Cầu Hiếu Liêm 2 ở đâu? Cầu Hiếu Liêm 2 khi nào khởi công?
Nội dung chính
Cầu Hiếu Liêm 2 ở đâu? Cầu Hiếu Liêm 2 khi nào khởi công?
Cầu Hiếu Liêm 2 ở đâu? Cầu Hiếu Liêm 2 khi nào khởi công?
Theo kế hoạch đã được UBND hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai phê duyệt, cầu Hiếu Liêm 2 bắt đầu từ bến đò Hiếu Liêm, thuộc xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương) đến đường Hiếu Liêm, xã Trị An, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai). Dự án Cầu Hiếu Liêm 2 dự kiến khởi công vào cuối năm 2025.
Đây là cây cầu thứ ba kết nối trực tiếp hai tỉnh sau cầu Bạch Đằng 2 (TP Tân Uyên) và cầu Thủ Biên (huyện Bắc Tân Uyên). Cầu Hiếu Liêm 2 dự kiến có tổng chiều dài khoản 1,5km, trong đó:
- Nhịp chính dài 150 m
- Đường dẫn phía Bình Dương dài hơn 1,2 km
- Đường dẫn phía Đồng Nai dài khoảng 100 m
Dự án được phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ xây dựng 1 đơn nguyên cầu cách nhau 2m, quy mô 2 làn xe hỗn hợp.
Cầu Hiếu Liêm 2 ở đâu? Cầu Hiếu Liêm 2 khi nào khởi công? (Hình từ Internet)
Đất xây dựng cầu Hiếu Liêm 2 thuộc nhóm đất gì?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP:
Điều 5. Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp
[...]
6. Đất sử dụng vào mục đích công cộng, bao gồm:
a) Đất công trình giao thông là đất xây dựng các công trình về giao thông, gồm đường ô tô cao tốc, đường ô tô, đường trong đô thị, đường nông thôn (kể cả đường tránh, đường cứu nạn và đường trên đồng ruộng phục vụ nhu cầu đi lại chung của mọi người), điểm dừng xe, điểm đón trả khách, trạm thu phí giao thông, công trình kho bãi, nhà để xe ô tô, bãi đỗ xe; bến phà, bến xe, trạm thu phí, trạm dừng nghỉ; các loại hình đường sắt, nhà ga đường sắt; đường tàu điện; các loại cầu, hầm phục vụ giao thông; công trình đường thủy nội địa, công trình hàng hải; cảng hàng không, kể cả đất xây dựng trụ sở các cơ quan nhà nước hoạt động thường xuyên và đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, khu vực cất, hạ cánh và sân đỗ tàu bay; tuyến cáp treo và nhà ga cáp treo; cảng cá, cảng cạn; các công trình trụ sở, văn phòng, cơ sở kinh doanh dịch vụ trong ga, cảng, bến xe; hành lang bảo vệ an toàn công trình giao thông mà phải thu hồi đất để lưu không; các kết cấu khác phục vụ cho hoạt động giao thông vận tải và các công trình, hạng mục công trình khác theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải;
b) Đất công trình thủy lợi là đất xây dựng đê điều, kè, cống, đập, tràn xả lũ, đường hầm thủy công, hệ thống cấp nước, thoát nước, tưới nước, tiêu nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp kể cả hành lang bảo vệ công trình thủy lợi mà phải sử dụng đất; công trình thủy lợi đầu mối kể cả nhà làm việc, nhà kho, cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng công trình thủy lợi thuộc phạm vi công trình thủy lợi;
c) Đất công trình cấp nước, thoát nước là đất xây dựng nhà máy nước, trạm bơm nước, các loại bể, tháp chứa nước, tuyến cấp nước, thoát nước; công trình xử lý nước, bùn, bùn cặn kể cả nhà làm việc, nhà kho, cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng công trình cấp nước, thoát nước ngoài các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung, khu chế xuất, các khu sản xuất, kinh doanh tập trung và các công trình khác theo quy định của pháp luật;
[...]
Như vậy, đất xây dựng cầu Hiếu Liêm 2 thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, cụ thể là đất công trình giao thông.
Xây dựng, lắp đặt và khai thác công trình hạ tầng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 165/2024/NĐ-CP quy định về xây dựng, lắp đặt và khai thác công trình hạ tầng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ như sau:
(1) Công trình quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Đường bộ 2024 (sau đây gọi chung là công trình hạ tầng) khi xây dựng, lắp đặt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ phải thực hiện theo quy định sau:
- Lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế, thi công xây dựng, lắp đặt công trình hạ tầng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Thực hiện thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ đối với trường hợp công trình đường sắt, đường tàu điện giao cắt, đi song song liền kề với đường bộ.
(2) Không lắp đặt đường ống dẫn khí đốt, các chất dễ cháy, nổ vào trong hầm đường bộ; không lắp đặt đường dây tải điện cao thế theo quy định của pháp luật về điện lực vào cầu đường bộ, trừ trường hợp cầu đường bộ có thiết kế hạng mục dành riêng cho lắp đặt đường dây tải điện cao thế phù hợp nhưng phải bảo đảm an toàn điện, an toàn về phòng, chống cháy nổ và phải cắt điện theo yêu cầu của người quản lý, sử dụng đường bộ để phục vụ quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì và cải tạo, nâng cấp cầu đường bộ.
(3) Chủ đầu tư xây dựng, lắp đặt công trình hạ tầng có trách nhiệm hoàn trả kết cấu hạ tầng đường bộ bị ảnh hưởng và phải đáp ứng các quy định sau:
- Kết cấu hạ tầng đường bộ hoàn trả phải được thiết kế, thi công, nghiệm thu, bảo hành theo quy định của pháp luật về xây dựng, quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn;
- Quy mô, chất lượng, yêu cầu kỹ thuật kết cấu hạ tầng đường bộ hoàn trả không được thấp hơn kết cấu hạ tầng đường bộ trước khi xây dựng, lắp đặt công trình hạ tầng.
Phía trên là thông tin tham khảo Cầu Hiếu Liêm 2 ở đâu? Cầu Hiếu Liêm 2 khi nào khởi công?