Cao tốc Bắc Nam đi qua những tỉnh nào sau sáp nhập tỉnh, thành?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Xuân An Giang
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Cao tốc Bắc Nam đi qua những tỉnh nào sau sáp nhập tỉnh, thành? Quy định chung đối với đường bộ cao tốc như thế nào?  

Nội dung chính

    Cao tốc Bắc Nam đi qua những tỉnh nào sau sáp nhập tỉnh, thành?

    Đường cao tốc Bắc Nam là tuyến đường cao tốc xuyên suốt Việt Nam, chạy gần theo trục Quốc lộ 1A, đóng vai trò huyết mạch kết nối hai miền Nam - Bắc:

    - Ký hiệu toàn tuyến: CT01

    - Chiều dài toàn tuyến: khoảng 2.063 km

    - Điểm đầu (phía Bắc): Cửa khẩu Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn

    - Điểm cuối (phía Nam): Đường vành đai thành phố Cà Mau

    Một số điểm giao cắt quan trọng trên tuyến:

    - CT07 và Quốc lộ 1A tại Ninh Hiệp, Hà Nội

    - CT04 và Quốc lộ 1A tại cầu Thanh Trì, quận Long Biên, Hà Nội

    - CT37 và Quốc lộ 1A tại Pháp Vân, quận Hoàng Mai, Hà Nội

    - CT29 tại Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai

    Đường cao tốc Bắc Nam đi qua tổng cộng 32 tỉnh, thành phố hiện nay, bao gồm:

    Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, TP. Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

    Dự kiến sau khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất các đơn vị hành chính cấp tỉnh theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025, tuyến đường cao tốc Bắc Nam (CT01) sẽ đi qua 22 tỉnh, thành phố mới như sau:

    STT

    Tỉnh/TP mới

    Tỉnh/TP cũ được sáp nhập

    1

    Lạng Sơn

    Lạng Sơn

    2

    Bắc Ninh

    Bắc Giang, Bắc Ninh

    3

    Hà Nội

    Hà Nội

    4

    Ninh Bình

    Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình

    5

    Thanh Hóa

    Thanh Hóa

    6

    Nghệ An

    Nghệ An

    7

    Hà Tĩnh

    Hà Tĩnh

    8

    Quảng Trị

    Quảng Bình, Quảng Trị

    9

    TP. Huế

    TP. Huế

    10

    Đà Nẵng

    Quảng Nam, Đà Nẵng

    11

    Quảng Ngãi

    Kon Tum, Quảng Ngãi

    12

    Gia Lai

    Gia Lai, Bình Định

    13

    Đắk Lắk

    Đắk Lắk, Phú Yên

    14

    Khánh Hòa

    Khánh Hòa, Ninh Thuận

    15

    Lâm Đồng

    Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận

    16

    Đồng Nai

    Đồng Nai, Bình Phước

    17

    TP. Hồ Chí Minh

    TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu

    18

    Tây Ninh

    Tây Ninh, Long An

    19

    Đồng Tháp

    Tiền Giang, Đồng Tháp

    20

    Vĩnh Long

    Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh

    21

    Cần Thơ

    Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang

    22

    Cà Mau

    Bạc Liêu, Cà Mau

    Như vậy, một số tỉnh ban đầu tách riêng như Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định sau sáp nhập tỉnh, thành làm giảm tổng số đơn vị hành chính cấp tỉnh mà cao tốc đi qua từ 32 còn 22.

    Cao tốc Bắc Nam đi qua những tỉnh nào sau sáp nhập tỉnh, thành?

    Cao tốc Bắc Nam đi qua những tỉnh nào sau sáp nhập tỉnh, thành? (Hình từ Internet)

    Quy định chung đối với đường bộ cao tốc như thế nào?  

    Căn cứ Điều 44 Luật Đường bộ 2024 quy định như sau:  

    Điều 44. Quy định chung đối với đường bộ cao tốc
    1. Đường bộ cao tốc (sau đây gọi là đường cao tốc) là một cấp kỹ thuật của đường bộ, chỉ dành cho một số loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông theo quy định của pháp luật, có dải phân cách phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác, chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định, có hàng rào bảo vệ, trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình.
    2. Đường cao tốc thuộc hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị được xác định trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
    3. Đất để xây dựng kết cấu hạ tầng đường cao tốc bao gồm:
    a) Đất quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 13 của Luật này;
    b) Đất để xây dựng trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc.

    Theo đó, đường cao tốc phải được xác định trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng và các quy hoạch liên quan.

    Chính sách của Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước phát triển đường cao tốc trong trường hợp nào?

    Căn cứ khoản 3 Điều 46 Luật Đường bộ 2024 quy định như sau:

    Điều 46. Chính sách phát triển đường cao tốc
    Chính sách phát triển đường cao tốc thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Luật này và các quy định sau đây:
    1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng các nguồn lực tham gia đầu tư, xây dựng, vận hành, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư và hình thức khác theo quy định của pháp luật;
    2. Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để đầu tư, xây dựng các dự án có yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh; dự án đi qua địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án kết nối tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và dự án khác không thu hút được nguồn vốn ngoài ngân sách;
    3. Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, nguồn lực khác trong các trường hợp sau đây:
    a) Thực hiện nghĩa vụ của Nhà nước theo quy định của pháp luật và hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
    b) Mở rộng, nâng cấp đường cao tốc đang đầu tư hoặc đã khai thác theo quy mô phân kỳ.

    Như vậy, chính sách của Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, nguồn lực khác phát triển đường cao tốc trong các trường hợp bao gồm:

    - Khi thực hiện nghĩa vụ của Nhà nước theo:

    + Quy định của pháp luật, và

    + Hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

    - Khi cần mở rộng hoặc nâng cấp đường cao tốc đang đầu tư hoặc đã khai thác theo quy mô phân kỳ (tức là đầu tư từng giai đoạn).

    saved-content
    unsaved-content
    171