Cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm đất đặc biệt nghiêm trọng là trách nhiệm của ai?

Trách nhiệm cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm đất đặc biệt nghiêm trọng thuộc về ai? Đối tượng của hoạt động điều tra, đánh giá ô nhiễm đất là gì?

Nội dung chính

    Cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm đất đặc biệt nghiêm trọng là trách nhiệm của ai?

    Căn cứ điểm i khoản 6 Điều 2 Nghị định 68/2022/NĐ-CP về nhiệm vụ và quyền hạn quy định như sau:

    Nhiệm vụ và quyền hạn
    Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
    ...
    9. Về môi trường:
    ...
    d) Thực hiện quản lý nhà nước về chất thải rắn theo quy định của pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, hoạt động tái chế, thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra đối với cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật;
    đ) Hướng dẫn kỹ thuật về phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải;
    e) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện: công tác quản lý chất lượng môi trường, cải tạo và phục hồi môi trường, công tác bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy; nội dung, tiêu chí về bảo vệ môi trường nông thôn theo quy định của pháp luật; xử lý, quản lý chất lượng môi trường không khí, quản lý chất lượng môi trường nước mặt, xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm đất đặc biệt nghiêm trọng; đánh giá chất lượng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh theo quy định của pháp luật;
    ...

    Như vậy, xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm đất đặc biệt nghiêm trọng là trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    Cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm đất đặc biệt nghiêm trọng là trách nhiệm của ai?

    Cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm đất đặc biệt nghiêm trọng là trách nhiệm của ai? (Hình từ Internet)

    Đối tượng của hoạt động điều tra, đánh giá ô nhiễm đất là gì?

    Căn cứ Điều 4 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT về đối tượng điều tra, đánh giá đất đai; bảo vệ, cải tạo, phục hồi đấtnhư sau:

    Đối tượng điều tra, đánh giá đất đai; bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất
    1. Đối tượng điều tra, đánh giá chất lượng đất, thoái hóa đất cả nước, các vùng kinh tế - xã hội (sau đây gọi là cấp vùng), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) bao gồm các loại đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây).
    2. Đối tượng điều tra, đánh giá tiềm năng đất đai cả nước, cấp vùng, cấp tỉnh bao gồm các loại đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng.
    3. Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất
    a) Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cả nước, cấp vùng bao gồm các loại đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây);
    b) Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh là các loại đất có nguồn gây ô nhiễm, gồm: các loại đất nông nghiệp; đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây); đất được quy hoạch xây dựng khu dân cư đô thị, nông thôn.
    4. Đối tượng quan trắc chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất là các loại đất quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này được xác định theo mạng lưới các điểm quan trắc cố định trên phạm vi cả nước.
    5. Đối tượng điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề là một hoặc nhiều loại đất quy định tại Điều 9 Luật Đất đai do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề xác định trong nhiệm vụ khi phê duyệt.
    6. Đối tượng bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất là các loại đất trong khu vực bị thoái hóa, bị ô nhiễm.

    Như vậy, đối với hoạt động điều tra, đánh giá ô nhiễm đất thì đối tượng được phân chia theo từng cấp. Cụ thể là cả nước, cấp vùng và cấp tỉnh. Theo đó:

    - Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cả nước, cấp vùng bao gồm các loại đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây).

    - Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh là các loại đất có nguồn gây ô nhiễm, gồm: các loại đất nông nghiệp; đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây); đất được quy hoạch xây dựng khu dân cư đô thị, nông thôn.

    Phân tích đánh giá thực trạng, nguyên nhân ô nhiễm đất, đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm đất như thế nào?

    Căn cứ Điều 31 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT về phân tích đánh giá thực trạng, nguyên nhân ô nhiễm đất, đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm đấtnhư sau:

    Phân tích đánh giá thực trạng, nguyên nhân ô nhiễm đất, đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm đất
    1. Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân ô nhiễm đất
    a) Tổng hợp hệ thống biểu kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 6 của Thông tư này;
    b) Phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân ô nhiễm đất theo loại đất;
    c) Đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội trong xử lý, cải tạo và phục hồi đất bị ô nhiễm đã thực hiện (nếu có).
    2. Cảnh báo, dự báo nguy cơ ô nhiễm đất.
    3. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm đất.

    Như vậy, quy định về phân tích đánh giá thực trạng, nguyên nhân ô nhiễm đất, đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm đất như trên.

    31