Quy định về xây dựng bản đồ đất bị kết von, đá ong hóa ra sao?
Nội dung chính
Quy định về xây dựng bản đồ đất bị kết von, đá ong hóa ra sao?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 22 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT quy định vè việc xây dựng bản đồ đất bị kết von, đá ong hóa cụ thể như sau:
(1) Xác định và phân cấp chỉ tiêu đánh giá đất bị kết von, đá ong hóa theo quy định tại Mục 9 Phần C của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 11/2024/TT-BTNMT;
(2) Xây dựng lớp thông tin đất bị kết von, đá ong hóa từ kết quả điều tra đất bị kết von, đá ong hóa và kết quả đánh giá từ tài liệu thu thập theo chỉ tiêu phân cấp tại điểm a khoản 8 Điều 22 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT;
(3) Chồng xếp lớp thông tin đất bị kết von, đá ong hóa và lớp thông tin loại đất để xác định phân mức kết von, đá ong hóa theo loại đất;
(4) Biên tập, xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ và in bản đồ đất bị kết von, đá ong hóa;
(5) Trình tự xây dựng bản đồ đất bị kết von, đá ong hóa minh họa chi tiết tại Sơ đồ số 05/THĐ của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 11/2024/TT-BTNMT.
Quy định về xây dựng bản đồ đất bị kết von, đá ong hóa ra sao? (Hình từ Internet)
Chuẩn bị bản đồ điều tra thực địa để điều tra, đánh giá ô nhiễm đất thực hiện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT có quy định về việc chuẩn bị bản đồ điều tra thực địa đánh giá ô nhiễm đất.
Theo đó, việc chuẩn bị bản đồ điều tra thực địa để điều tra, đánh giá ô nhiễm đất được quy định như sau:
(1) Biên tập, chuẩn hóa các yếu tố kế thừa từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo quy định tại Điều 5 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT;
(2) Tạo lập lớp thông tin khoanh đất điều tra ô nhiễm, lớp thông tin điểm điều tra ô nhiễm và các trường thông tin dữ liệu thuộc tính theo quy định tại Phần D của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 11/2024/TT-BTNMT;
(3) Xác định số lượng điểm điều tra, lấy mẫu đất; khoanh đất điều tra theo quy định tại Mục I Phần B Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 11/2024/TT-BTNMT;
(4) Xây dựng lớp thông tin khoanh đất điều tra
-Đối với điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp vùng thực hiện như sau: chuyển đổi, rà soát, chuẩn hóa và nhập thông tin thuộc tính về loại đất, đơn vị hành chính cấp xã vào lớp thông tin tại điểm b khoản này từ các thông tin, tài liệu, số liệu thu thập; xác định ranh giới khoanh đất và số thứ tự khoanh đất theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT.
-Đối với điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh thực hiện như sau: chuyển đổi, rà soát, chuẩn hóa và nhập thông tin thuộc tính về nguồn ô nhiễm, loại đất vào lớp thông tin tại điểm b khoản này từ các thông tin, tài liệu, số liệu thu thập; xác định ranh giới khoanh đất và số thứ tự khoanh đất theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT;
(5) Xây dựng lớp thông tin điểm điều tra: xác định vị trí điểm điều tra theo quy định; xây dựng sơ đồ mạng lưới điểm điều tra theo quy định tại Mục II Phần A Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 11/2024/TT-BTNMT và nhập thông tin thuộc tính vào lớp thông tin;
(6) Xác định nội dung điều tra khoanh đất theo các tuyến điều tra thực địa trên địa bàn cấp tỉnh;
(7) Cập nhật thông tin thuộc tính của lớp điểm điều tra và kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất kỳ trước (nếu có) vào lớp thông tin khoanh đất điều tra;
(8) Biên tập và in bản đồ điều tra thực địa.
Điều tra thực địa phục vụ đánh giá thoái hóa đất thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT quy định về việc điều tra thực địa phục vụ đánh giá thoái hóa đất cụ thể như sau:
(1) Khoanh vùng, xác định vị trí khoanh đất điều tra; rà soát, chỉnh lý ranh giới khoanh đất điều tra theo các đặc điểm về thổ nhưỡng, địa hình, chế độ nước, loại đất, loại hình sử dụng đất, tỷ lệ che phủ đất, phương thức canh tác bảo vệ đất và các đặc trưng của các loại hình thoái hóa lên bản đồ điều tra thực địa theo quy định tại Mục I Phần A Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 11/2024/TT-BTNMT.
(2) Xác định vị trí điểm điều tra thoái hóa tại thực địa: vị trí các điểm điều tra này trùng với vị trí điểm điều tra phẫu diện quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT.
(3) Điều tra các loại hình thoái hóa và mô tả kết quả điều tra vào bản mô tả đã chuẩn bị tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư này.
(4) Đối với địa bàn đã thực hiện điều tra, đánh giá thoái hóa đất thì xác định sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất và các khu vực thoái hóa theo từng loại hình thoái hóa:
- Điều tra xác định khu vực thoái hóa đất mới, các loại hình thoái hóa đã bị thay đổi mức độ thoái hóa gồm điều tra khoanh vẽ tại thực địa nhằm chỉnh lý ranh giới các khoanh đất được xác định có sự thay đổi về mức độ thoái hóa lên bản đồ điều tra thực địa, mô tả thông tin điều tra các loại hình thoái hóa vào bản mô tả đã chuẩn bị tại khoản 3 Điều 19 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT.
(5) Chụp ảnh minh họa cảnh quan khu vực, điểm điều tra; thực hiện đo độ ẩm đất, pH đất bằng máy đo cầm tay.
(6) Rà soát, cập nhật kết quả điều tra thực địa tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 20 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT vào bảng dữ liệu điều tra đã tạo lập tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT.
(7) Xây dựng báo cáo kết quả điều tra thực địa.