Quy định về việc chuẩn bị bản đồ điều tra thực địa để điều tra, đánh giá ô nhiễm đất như thế nào?

Quy định về việc chuẩn bị bản đồ điều tra thực địa để điều tra, đánh giá ô nhiễm đất như thế nào? Nội dung bảo vệ, cải tạo và phục hồi đất bao gồm những gì?

Nội dung chính

    Quy định về việc chuẩn bị bản đồ điều tra thực địa để điều tra, đánh giá ô nhiễm đất như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT có quy định về việc chuẩn bị bản đồ điều tra thực địa đánh giá ô nhiễm đất.

    Theo đó, việc chuẩn bị bản đồ điều tra thực địa để điều tra, đánh giá ô nhiễm đất được quy định như sau:

    (1) Biên tập, chuẩn hóa các yếu tố kế thừa từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo quy định tại Điều 5 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT;

    (2) Tạo lập lớp thông tin khoanh đất điều tra ô nhiễm, lớp thông tin điểm điều tra ô nhiễm và các trường thông tin dữ liệu thuộc tính theo quy định tại Phần D của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 11/2024/TT-BTNMT;

    (3) Xác định số lượng điểm điều tra, lấy mẫu đất; khoanh đất điều tra theo quy định tại Mục I Phần B Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 11/2024/TT-BTNMT;

    (4) Xây dựng lớp thông tin khoanh đất điều tra

    -Đối với điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp vùng thực hiện như sau: chuyển đổi, rà soát, chuẩn hóa và nhập thông tin thuộc tính về loại đất, đơn vị hành chính cấp xã vào lớp thông tin tại điểm b khoản này từ các thông tin, tài liệu, số liệu thu thập; xác định ranh giới khoanh đất và số thứ tự khoanh đất theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT.

    -Đối với điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh thực hiện như sau: chuyển đổi, rà soát, chuẩn hóa và nhập thông tin thuộc tính về nguồn ô nhiễm, loại đất vào lớp thông tin tại điểm b khoản này từ các thông tin, tài liệu, số liệu thu thập; xác định ranh giới khoanh đất và số thứ tự khoanh đất theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT;

    (5) Xây dựng lớp thông tin điểm điều tra: xác định vị trí điểm điều tra theo quy định; xây dựng sơ đồ mạng lưới điểm điều tra theo quy định tại Mục II Phần A Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 11/2024/TT-BTNMT và nhập thông tin thuộc tính vào lớp thông tin;

    (6) Xác định nội dung điều tra khoanh đất theo các tuyến điều tra thực địa trên địa bàn cấp tỉnh;

    (7) Cập nhật thông tin thuộc tính của lớp điểm điều tra và kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất kỳ trước (nếu có) vào lớp thông tin khoanh đất điều tra;

    (8) Biên tập và in bản đồ điều tra thực địa.

    Quy định về việc chuẩn bị bản đồ điều tra thực địa để điều tra, đánh giá ô nhiễm đất như thế nào? (Ảnh từ Internet)

    Quy định về việc chuẩn bị bản đồ điều tra thực địa để điều tra, đánh giá ô nhiễm đất như thế nào? (Ảnh từ Internet)

    Nội dung bảo vệ, cải tạo và phục hồi đất bao gồm những gì?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Luật Đất đai 2024 như sau:

    Bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất
    1. Nội dung bảo vệ, cải tạo và phục hồi đất bao gồm:
    a) Phân loại các khu vực đất đã được khoanh vùng theo quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 53 của Luật này;
    b) Tổng hợp, xác định phạm vi, mức độ cần bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất theo từng khu vực đất đã được phân loại tại điểm a khoản này;
    c) Lập kế hoạch và lộ trình thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất đã được xác định tại điểm b khoản này;
    d) Xác định các biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội kèm theo các phân tích để lựa chọn phương án tối ưu và quyết định phương án thực hiện;
    đ) Lập báo cáo kết quả thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất;
    e) Giám sát, kiểm soát quá trình xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.
    2. Lập bản đồ các khu vực đất đã thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất; xây dựng và cập nhật dữ liệu về bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
    3. Kiểm soát các khu vực đất bị thoái hóa, ô nhiễm chưa được bảo vệ, cải tạo, phục hồi theo quy định khoản 1 Điều này bao gồm khoanh vùng, cảnh báo, không cho phép hoặc hạn chế hoạt động trên đất nhằm giảm thiểu tác động xấu đến đất.

    Như vậy, việc bảo vệ, cải tạo và phục hồi đất bao gồm những nội dung như:

    - Phân loại các khu vực đất đã được khoanh vùng;

    - Tổng hợp, xác định phạm vi, mức độ cần bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất theo từng khu vực đất đã được phân loại;

    - Lập kế hoạch và lộ trình thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất đã được xác định;

    - Xác định các biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội kèm theo các phân tích để lựa chọn phương án tối ưu và quyết định phương án thực hiện;

    - Lập báo cáo kết quả thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất;

    - Giám sát, kiểm soát quá trình xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.

    Điều tra, đánh giá đất đai bao gồm những hoạt động gì?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật Đất đai 2024 như sau:

    Các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai
    1. Điều tra, đánh giá đất đai bao gồm:
    a) Điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai;
    b) Điều tra, đánh giá thoái hóa đất;
    c) Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất;
    d) Quan trắc chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất;
    đ) Điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề.
    2. Điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề được thực hiện để điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất, ô nhiễm đất đối với loại đất cụ thể theo yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai tại một thời điểm xác định.
    3. Các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện theo định kỳ 05 năm một lần. Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thực hiện theo yêu cầu phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai.

    Như vậy, điều tra, đánh giá đất đai bao gồm những hoạt động:

    - Điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai;

    - Điều tra, đánh giá thoái hóa đất;

    - Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất;

    - Quan trắc chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất;

    - Điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề.

    28