Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Cách tính công đi làm vào ngày nghỉ, lễ được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Cách tính công đi làm vào ngày nghỉ và ngày lễ được quy định cụ thể như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Cách tính công đi làm vào ngày nghỉ, lễ được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

    Theo Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17-9-1999 của Thủ tướng Chính phủ thì cán bộ, công chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội tuần làm việc 40 giờ trong 5 ngày, nghỉ ngày thứ bảy và chủ nhật. Vì vậy, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc vào thứ bảy hoặc chủ nhật được cơ quan bố trí nghỉ bù vào các ngày khác miễn bảo đảm đúng 40 giờ/tuần theo quy định.

    Do đặc thù công việc phải làm vào thứ bảy hoặc chủ nhật thì người sử dụng lao động phải bố trí cho người lao động được nghỉ bù vào thời gian thích hợp để đảm bảo tái tạo sức lao động. Việc giải quyết này là hợp lý.

    Trong trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc đủ 40 giờ/tuần và làm thêm ngày thứ bảy hoặc chủ nhật mà không được nghỉ bù (hoặc đã bổ trí nghỉ bù nhưng có số giờ nghỉ bù không đủ số giờ đã làm thêm thì theo điều 61 Bộ luật Lao động, tiền lương làm thêm được xác định như sau:

    Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ x 200% (hoặc 300%) x Số giờ thực tế làm thêm. Trong đó, mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm ngày thứ bảy (hoặc chủ nhật) thông thường. Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thứ bảy hoặc chủ nhật trùng với ngày lễ.

    Ngoài ra nếu làm thêm giờ vào ban đêm thì còn được trả thêm ít nhất bằng 39% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày.

    Trong trường hợp người lao động không muốn lĩnh thêm tiền ngoài giờ mà muốn nghỉ bù để giữ gìn sức khoẻ thì nên trao đổi, bàn bạc với người sử dụng lao động.

    8