Các Bộ và cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm như thế nào trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Các Bộ và cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm như thế nào trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa? Điều này được quy định ở văn bản pháp luật hiện hành nào?

Nội dung chính

    Các Bộ và cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm như thế nào trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa?

    Trách nhiệm của các Bộ và cơ quan ngang Bộ trong hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 có hiệu lực ngày 01/01/2018, theo đó: 

    Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

    - Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

    - Tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

    - Tổ chức việc thống kê và công bố thông tin về doanh nghiệp nhỏ và vừa;

    - Hướng dẫn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;

    - Ưu tiên bố trí nguồn lực để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    Ngoài ra liên quan tới vấn đề này chúng tôi gửi đến bạn những thông tin sau: 

    Do vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều quốc gia đã chú trọng công tác khuyến khích loại hình doanh nghiệp này phát triển. Các hỗ trợ mang tính thể chế để khuyến khích bao gồm: các hỗ trợ nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi (xây dựng và ban hành các luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo thuận lợi trong cấp giấy phép, cung cấp thông tin, v.v...), những hỗ trợ bồi dưỡng năng lực doanh nghiệp (đào tạo nguồn lực quản lý, hỗ trợ về công nghệ, v.v...), và những hỗ trợ về tín dụng (thành lập ngân hàng chuyên cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay, bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp, thành lập các công ty đầu tư mạo hiểm, v.v...), và những hỗ trợ khác (như mặt bằng kinh doanh). Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ Việt Nam (VINASME), có đến 96% doanh nghiệp đăng ký ở Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khối này tạo ra đến 40% tổng sản phẩm quốc nội, tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới mỗi năm, chủ yếu mang lại lợi ích đặc biệt cho nguồn lao động chưa qua đào tạo.

    Trên đây là tư vấn về trách nhiệm của các Bộ và cơ quan ngang Bộ trong hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017.

    17