Cá nhân nước ngoài có được sở hữu nhà ở riêng lẻ là nhà ở độc lập tại Việt Nam không?

Chuyên viên pháp lý Lê Trần Hương Trà
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Cá nhân nước ngoài có được sở hữu nhà ở riêng lẻ là nhà ở độc lập tại Việt Nam không? Nhà ở riêng lẻ được bảo hành tối thiểu trong bao lâu?

Nội dung chính

    Cá nhân nước ngoài có được sở hữu nhà ở riêng lẻ là nhà ở độc lập tại Việt Nam không?

    Căn cứ tại Điều 19 Luật Nhà ở 2024, quy định về số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại Việt Nam như sau:

    Số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại Việt Nam
    1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 17 của Luật này chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư, nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có quy mô về dân số tương đương một phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà.
    2. Trường hợp trong một khu vực có số dân tương đương một phường mà có nhiều nhà chung cư hoặc đối với nhà ở riêng lẻ trên một tuyến phố thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá số lượng căn hộ, số lượng nhà ở riêng lẻ quy định tại khoản 1 Điều này.
    3. Chính phủ quy định yêu cầu về khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh, tiêu chí quy đổi quy mô về dân số tương đương một phường, số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu, việc gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở và việc quản lý, sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

    Theo đó, cá nhân nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có quy mô về dân số tương đương một phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà.

    Như vậy, theo quy định nêu trên, cá nhận nước ngoài không được sở hữu nhà ở riêng lẻ là nhà ở độc lập tại Việt Nam

    Cá nhân nước ngoài có được sở hữu nhà ở riêng lẻ là nhà ở độc lập tại Việt Nam không?

    Cá nhân nước ngoài có được sở hữu nhà ở riêng lẻ là nhà ở độc lập tại Việt Nam không? (Hình từ Internet)

    Nhà ở riêng lẻ được bảo hành tối thiểu trong bao lâu?

    Căn cứ vào khoản 2 Điều 129 Luật Nhà ở 2023, quy định về bảo hành nhà ở như sau:

    Bảo hành nhà ở
    1. Tổ chức, cá nhân thi công xây dựng nhà ở phải bảo hành nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng; tổ chức, cá nhân cung ứng trang thiết bị nhà ở phải bảo hành trang thiết bị theo thời hạn do nhà sản xuất quy định.
    Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua thì bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có trách nhiệm bảo hành nhà ở theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thi công xây dựng, cung ứng trang thiết bị thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định của pháp luật.
    2. Nhà ở được bảo hành kể từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng với thời hạn như sau:
    a) Đối với nhà chung cư thì tối thiểu là 60 tháng;
    b) Đối với nhà ở riêng lẻ thì tối thiểu là 24 tháng.
    3. Nội dung bảo hành nhà ở bao gồm sửa chữa, khắc phục các hư hỏng khung, cột, dầm, sàn, tường, trần, mái, sân thượng, cầu thang bộ, các phần ốp, lát, trát, hệ thống cung cấp chất đốt, hệ thống cấp điện sinh hoạt, cấp điện chiếu sáng, bể nước và hệ thống cấp nước sinh hoạt, bể phốt và hệ thống thoát nước thải, chất thải sinh hoạt, khắc phục các trường hợp nghiêng, lún, nứt, sụt nhà ở và các nội dung khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở. Đối với các trang thiết bị khác gắn với nhà ở thì bên bán, bên cho thuê mua nhà ở thực hiện bảo hành sửa chữa, thay thế theo thời hạn quy định của nhà sản xuất.

    Theo đó, nhà ở được bảo hành kể từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng với thời hạn như sau:

    - Đối với nhà chung cư thì tối thiểu là 60 tháng;

    - Đối với nhà ở riêng lẻ thì tối thiểu là 24 tháng.

    Như vậy, nhà ở riêng lẻ được bảo hành tối thiểu là 24 tháng.

    Đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 8 Luật Nhà ở 2023, quy định về đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

    - Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

    + Tổ chức, cá nhân trong nước;

    + Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

    + Tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023.

    - Điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

    + Tổ chức, cá nhân trong nước được sở hữu nhà ở thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở; nhận nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định của pháp luật; hình thức khác theo quy định của pháp luật;

    + Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai;

    + Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Nhà ở 2023.

    - Chính phủ quy định cụ thể giấy tờ chứng minh về đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2023.

    41
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ