BHXH yêu cầu nộp bảng lương nhân viên khi xét hồ sơ thai sản có đúng không?
Nội dung chính
BHXH yêu cầu nộp bảng lương nhân viên khi xét hồ sơ thai sản có đúng không?
Điều 22 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định Quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội:
1. Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật.
2. Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật.
3. Yêu cầu người sử dụng lao động xuất trình sổ quản lý lao động, bảng lương và thông tin, tài liệu khác liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
...
Hiện nay, trong hồ sơ hưởng chế độ thai sản thì người đề nghị cần cung cấp các giấy tờ sau:
(1) Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh.
(2) Ngoài hồ sơ nêu trên, có thêm:
- Trường hợp con chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
- Trường hợp mẹ chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của mẹ;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai trong trường hợp lao động nữ khi mang thai phải nghỉ việc dưỡng thai;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con trong trường hợp người mẹ sau khi sinh con không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con.
Tham khảo thêm tại: Thủ tục hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ sinh con năm 2019
Như vậy, về nguyên tắc trong hồ sơ hưởng chế độ thai sản không bắt buộc phải nộp thêm bảng lương và bảng chấm công. Tuy nhiên, cơ quan BHXH vẫn có quyền yêu cầu người sử dụng lao động nộp thêm các giấy tờ nêu trên để kiểm tra, tránh tình trạng trục lợi BHXH. Do đó, trường hợp của bạn bên BHXH yêu cầu nộp thêm bảng lương và bảng chấm công của người lao động là có cơ sở.
Trân trọng!