Bản đồ địa chính được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu đất đai?

Bản đồ địa chính được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu đất đai? Có cần chỉnh lý bản đồ địa chính khi nhà nước thu hồi đất?

Nội dung chính

    Bản đồ địa chính được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu đất đai?

    Căn cứ khoản 3 Điều 16 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định:

    Lập bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai
    ...
    3. Bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được lập dưới dạng số và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu đất đai để sử dụng cho quản lý đất đai ở các cấp; được in ra giấy để sử dụng cho các yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và cung cấp thông tin đất đai theo quy định.

    Như vậy, bản đồ địa chính được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu đất đai để sử dụng cho quản lý đất đai ở các cấp.

    Bản đồ địa chính được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu đất đai?

    Bản đồ địa chính được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu đất đai? (Ảnh từ Internet)

    Có cần chỉnh lý bản đồ địa chính khi nhà nước thu hồi đất?

    Căn cứ Điều 21 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định về tài liệu hồ sơ địa chính phải chỉnh lý, cập nhật biến động và căn cứ chỉnh lý, cập nhật như sau:

    Các tài liệu hồ sơ địa chính phải chỉnh lý, cập nhật biến động và căn cứ chỉnh lý, cập nhật trong các trường hợp biến động được thực hiện theo quy định như sau:

    STT

    Trường hợp chỉnh lý, cập nhật

    Tài liệu phải chỉnh lý, cập nhật

    Căn cứ để chỉnh lý, cập nhật

    ...

     

     

     

    9

    Nhà nước thu hồi đất

    - Bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;

    - Sổ địa chính.

    - Giấy chứng nhận đã cấp;

    - Hồ sơ thu hồi đất.

    ...

     

     

     

    Như vậy, theo quy định thì khi Nhà nước thu hồi đất, bản đồ địa chính phải chỉnh lý, cập nhật biến động.

    Số tờ bản đồ thửa đất là số thứ tự của tờ bản đồ địa chính?

    Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định:

    Thông tin về thửa đất
    1. Thông tin về số hiệu thửa đất gồm:
    a) Số tờ bản đồ là số thứ tự của tờ bản đồ địa chính hoặc số hiệu mảnh trích đo bản đồ địa chính theo quy định về bản đồ địa chính;
    b) Số thửa đất là số thứ tự của thửa đất trên mỗi tờ bản đồ địa chính hoặc số hiệu của thửa đất theo mảnh trích đo bản đồ địa chính theo quy định về đo đạc lập bản đồ địa chính.
    ...

    Như vậy, theo quy định thì số tờ bản đồ là số thứ tự của tờ bản đồ địa chính hoặc số hiệu mảnh trích đo bản đồ địa chính theo quy định về bản đồ địa chính.

    Cơ sở toán học khi lập bản đồ địa chính quy định ra sao?

    Căn cứ Điều 5 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định:

    Cơ sở toán học
    1. Bản đồ địa chính được lập ở các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000; trên mặt phẳng chiếu hình, ở múi chiếu 3 độ, kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 và hệ độ cao quốc gia hiện hành.
    Kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này.
    2. Khung trong mở rộng của mảnh bản đồ địa chính là khung trong của mảnh bản đồ địa chính được thiết lập mở rộng thêm khi cần thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ vượt ra ngoài phạm vi thể hiện của khung trong tiêu chuẩn. Phạm vi mở rộng khung trong của mảnh bản đồ địa chính mỗi chiều là 10 xen ti mét (cm) hoặc 20 cm so với khung trong tiêu chuẩn.
    3. Lưới tọa độ vuông góc trên bản đồ địa chính được thiết lập với khoảng cách 10 cm trên mảnh bản đồ địa chính tạo thành các giao điểm, được thể hiện bằng các dấu chữ thập (+).
    4. Các thông số của file chuẩn bản đồ
    4.1. Thông số hệ quy chiếu và hệ tọa độ
    Thông số hệ quy chiếu và hệ tọa độ để lập bản đồ địa chính thực hiện theo quy định tại Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
    4.2. Thông số đơn vị đo (Working Units) gồm:
    a) Đơn vị làm việc chính (Master Units): mét (m);
    b) Đơn vị làm việc phụ (Sub Units): mi li mét (mm);
    c) Độ phân giải (Resolution): 1000;
    d) Tọa độ điểm trung tâm làm việc (Storage Center Point/Global Origin): X: 500000 m, Y: 1000000 m.
    5. Chia mảnh, đánh số hiệu mảnh bản đồ địa chính
    5.1. Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000
    Mảnh bản đồ địa chính, tỷ lệ 1:10000 được xác định như sau:
    Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 6 x 6 ki lô mét (km) tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 3600 héc ta (ha) ngoài thực địa.
    Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 gồm 08 chữ số: 02 số đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính.
    5.2. Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000
    Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 900 ha ngoài thực địa.
    Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 gồm 06 chữ số: 03 số đầu là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính.
    5.3. Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000
    Chia mảnh bản đồ địa chính, tỷ lệ 1:5000 thành 09 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 100 ha ngoài thực địa.
    Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông.
    5.4. Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000
    Chia mảnh, bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngoài thực địa.
    Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông.
    5.5. Bản đồ tỷ lệ 1:500
    Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25 ha ngoài thực địa.
    Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn.
    5.6. Bản đồ tỷ lệ 1:200
    Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,10 x 0,10 km, tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 1,00 ha ngoài thực địa.
    Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông.
    Mẫu sơ đồ chia mảnh và đánh số hiệu mảnh bản đồ địa chính quy định tại Phụ lục số 03 kèm theo Thông tư này.
    6. Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính
    Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính gồm tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã đo vẽ bản đồ; mã hiệu mảnh bản đồ địa chính và số thứ tự của mảnh bản đồ địa chính trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi là số thứ tự tờ bản đồ).
    Số thứ tự tờ bản đồ được đánh bằng số Ả Rập liên tục từ 01 đến hết trong phạm vi từng xã, phường, thị trấn; thứ tự đánh số theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, các tờ bản đồ tỷ lệ nhỏ đánh số trước, các tờ bản đồ tỷ lệ lớn đánh số sau tiếp theo số thứ tự của tờ bản đồ nhỏ.
    Trường hợp phát sinh các tờ bản đồ mới trong quá trình sử dụng thì được đánh số tiếp theo số thứ tự tờ bản đồ địa chính có số thứ tự lớn nhất trong đơn vị hành chính cấp xã đó.
    7. Tên gọi mảnh trích đo địa chính
    Tên gọi của mảnh, trích đo địa chính bao gồm tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã thực hiện trích đo địa chính; hệ tọa độ thực hiện trích đo (VN-2000, tự do); khu vực thực hiện trích đo (địa chỉ thửa đất: số nhà, xứ đồng, thôn, xóm...) và số liệu của mảnh trích đo địa chính.
    Số hiệu của mảnh trích đo địa chính gồm số thứ tự mảnh (được đánh bằng số Ả Rập liên tục từ 01 đến hết trong một năm thuộc phạm vi một đơn vị hành chính cấp xã); năm thực hiện trích, đo địa chính thửa đất; ví dụ: TĐ03-2014.
    8. Mật độ điểm khống chế tọa độ
    8.1. Để đo vẽ lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa thì mật độ điểm khống chế tọa độ quy định như sau:
    a) Bản đồ tỷ lệ 1:5000, 1:10000: Trung bình 500 ha có một điểm khống chế tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên;
    b) Bản đồ tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000: Trung bình từ 100 ha đến 150 ha có một điểm khống chế tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên;
    c) Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200: Trung bình 30 ha có một điểm khống chế tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên;
    d) Trường hợp khu vực đo vẽ có dạng hình tuyến thì bình quân 1,5 km chiều dài được bố trí 01 điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên.
    Trường hợp đặc biệt, khi đo vẽ lập bản đồ địa chính mà diện tích khu đo nhỏ hơn 30 ha thì điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên mật độ không quá 2 điểm.
    8.2. Để đo vẽ lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, 1:5000, 1:10000 bằng phương pháp ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ trực tiếp ở thực địa thì trung bình 2500 ha có một điểm khống chế tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên.

    Như vậy, cơ sở toán học khi lập bản đồ địa chính quy định như trên.

    11