Nguyên tắc xác định trung tâm hành chính chính trị khi sáp nhập tỉnh theo Đề án sáp nhập tỉnh thành

Nguyên tắc xác định trung tâm hành chính chính trị khi sáp nhập tỉnh theo Đề án sáp nhập tỉnh thành được đề cập tại Quyết định 759/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Nội dung chính

Nguyên tắc xác định trung tâm hành chính chính trị khi sáp nhập tỉnh theo Đề án sáp nhập tỉnh thành

Ngày 14/04/2025, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 759/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Theo tiểu mục 2 mục IV Phần thứ hai Đề án Sắp xếp, tố chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp (Ban hành kèm theo Quyết định 759 /QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ) quy định về nguyên tắc xác định trung tâm hành chính chính trị khi sáp nhập tỉnh như sau:

- Lựa chọn trung tâm hành chính chính trị của 01 trong số các đơn vị hành chính hiện nay là trung tâm hành chính chính trị của đơn vị hành chính mới để bảo đảm chính quyền địa phương nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định.

- Trung tâm hành chính chính trị của đơn vị hành chính mới có vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông phát triển (sân bay, đường bộ, cảng,...), dễ dàng kết nối với các khu vực trong nội tỉnh, thành phố và các đô thị lớn, trung tâm kinh tế của cả nước hoặc với hệ thống không gian biển.

- Trung tâm hành chính chính trị của đơn vị hành chính mới cần có không gian phát triển trong tương lai; phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính mới, bảo đảm hài hòa, hợp lý, tránh sự mất cân đối giữa các địa phương khi sáp nhập và giữ vững quốc phòng an ninh.

- Sau khi đơn vị hành chính mới đi vào hoạt động ổn định, có thể nghiên cứu quy hoạch, xây dựng các trung tâm hành chính chính trị mới hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển chung của địa phương và tạo ra không gian phát triển mới.

- Cấp ủy, chính quyền địa phương thống nhất nhận thức, có trách nhiệm tạo sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân địa phương.

Nguyên tắc xác định trung tâm hành chính chính trị khi sáp nhập tỉnh theo Đề án sáp nhập tỉnh thành

Nguyên tắc xác định trung tâm hành chính chính trị khi sáp nhập tỉnh theo Đề án sáp nhập tỉnh thành (Hình từ Internet)

Nguyên tắc sáp nhập tỉnh theo Đề án sáp nhập tỉnh thành

Theo quy định tại tiểu mục 1 Mục IV Quyết định 759 /QĐ-TTg về các tiêu chí sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 06 tiêu chí sau:

Diện tích tự nhiên

Thực hiện sắp xếp đối với các đơn vị hành chính có diện tích tự nhiên không đạt 100% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp tỉnh quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (sửa đổi, bổ sung tại

Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15), cụ thể:

- Tỉnh thuộc khu vực miền núi, vùng cao: diện tích tự nhiên dưới 8.000 km2

- Tỉnh thuộc khu vực đồng bằng: diện tích tự nhiên dưới 5.000 km2.

- Tiêu chuẩn khi được áp dụng yếu tố đặc thù (Đơn vị hành chính nông thôn ở vùng

- Đồng bằng sông Hồng thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn diện tích tự nhiên bằng 70% mức quy định đối với đơn vị hành chính nông thôn tương ứng): diện tích tự nhiên dưới 3.500 km2

- Thành phố trực thuộc trung ương: diện tích tự nhiên dưới 1.500 km2.

Quy mô dân số

Thực hiện sắp xếp đổi với các ĐVHC có quy mô dân số không đạt 100% chuẩn của ĐVHC cấp tinh quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (sửa đồi, bổ sung tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15), cụ thể:

- Tỉnh thuộc khu vực miền núi, vùng cao: quy mô dân số dưới 900.000 người;

- Tiêu chuẩn khi được áp dụng yếu tố đặc thù: Tỉnh miền núi, vùng cao có 30% trở lên dân số là người dân tộc thiểu số thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số bằng 50% mức quy định: quy mô dân số dưới 450.000 người.

- Tỉnh thuộc khu vực đồng bằng: quy mô dân số dưới 1.400.000 người;

- Tiêu chuẩn khi được áp dụng yếu tố đặc thù: Tỉnh đồng bằng có biên giới quốc gia trên đất liền và có 30% trở lên dân số là người dân tộc thiểu số thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số bằng 50% mức quy định: quy mô dân số dưới 700.000 người.

- Thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số dưới 1.000.000 người.

- Tiêu chuẩn khi được áp dụng đặc thù khi có đồng thời 02 yếu tố: (1) Có di sản văn hóa vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) công nhận; (2) Được xác định là trung tâm du lịch quốc tế trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số bằng 50% mức quy định: dưới 500.000 người.

Tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóá, dân tộc: Đơn vị hành chính cấp tỉnh có yêu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc tương đông, bảo đảm khôi đoàn kêt găn bó của cộng đồng dân cư; giữ gìn và phát huy văn hóa, lịch sử, dân tộc của mỗi địa phương.

Tiêu chí về địa kinh tế: Đơn vị hành chính cấp tỉnh có vị trí địa lý liền kề, điều kiện tự nhiên, hạ tầng giao thông, sự phân bố và tổ chức các klộng gian kinh tế, quy mô và trình độ phát triển kinh tế phù hợp nhằm bảo đảm phát huy tối đa tiêm năng, lợi thế phát triên kinh tê của môi địa phương, hô trợ lân nhau đê thúc đây sự phát triên kinh tế - xã hội chung của đơn vị hành chính sau sắp xếp.

Tiêu chí về địa chính trị: Cân nhắc kỹ các yếu tố về trình độ, năng lực quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ thông tin của chính quyền địa phương và người dân.

Tiêu chí về quốc phòng, an ninh: Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh phải bảo đảm quốc phòng, an ninh, đặc biệt xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc tại các địa bàn trọng yếu, khu vực đảo, quần đảo và vùng biên giới.

saved-content
unsaved-content
151