Dự án khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa đã khởi công xây dựng chưa?

Kế hoạch phát triển Khu đô thị mới Bình Quới – Thanh Đa được UBND TP.HCM phê duyệt lần đầu vào năm 1992. Hiện tại dự án đã khởi công xây dựng chưa?

Nội dung chính

    Dự án khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa đã khởi công xây dựng chưa?

    Theo Quyết định 6919/QĐ-UBND năm 2013 Khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa thuộc Phường 28, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

    Vị trí và ranh giới khu vực quy hoạch Khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa như sau:

    + Phía Bắc, Đông và Tây - Bắc: giáp với sông Sài Gòn.

    + Phía Tây: giáp Phường 27.

    + Phía Nam và Tây - Nam: giáp với sông Sài Gòn.

    Diện tích khu vực quy hoạch của khu đô thị khoảng 426,93 ha, bao gồm toàn bộ Phường 28, quận Bình Thạnh (tính theo ranh mép bờ sông Sài Gòn; không tính phần mặt nước sông Sài Gòn).

    Khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa được quy hoạch xây dựng theo các tiêu chí đô thị sinh thái hiện đại, theo đó hệ thống hạ tầng xã hội - kỹ thuật đô thị được đầu tư xây dựng đồng bộ nằm trong tổng thể không gian công viên sinh thái cảnh quan thiên nhiên.

    Tính đến thời điểm hiện tại (tháng 7/2025), Dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa vẫn đang ở giai đoạn quy hoạch – thẩm định, hoàn thiện hồ sơ đầu tư.

    Lưu ý:

    Theo Nghị Quyết 202/2025/QH15 thì từ ngày 01/7/2025, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ sáp nhập thành Thành phố Hồ Chí Minh mới.

    Căn cứ Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15, sau sắp xếp, Phường 27 và Phường 28 sẽ sáp nhập thành phường mới có tên gọi là phường Bình Quới thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

    Dự án khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa đã khởi công xây dựng chưa?

    Dự án khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa đã khởi công xây dựng chưa? (Hình từ Internet)

    Nguyên tắc quy hoạch Khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa về Phân khu, kiến trúc, hạ tầng kết nối đồng bộ

    Theo khoản 6 Điều 1 Quyết định 6919/QĐ-UBND năm 2013 thì các yêu cầu và nguyên tắc cơ bản về phân khu chức năng, kiến trúc, kết nối hạ tầng trong khu vực quy hoạch Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa bao gồm:

    - Trên cơ sở định hướng phát triển không gian; điều kiện và định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại từng khu vực theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận Bình Thạnh, đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố được duyệt và các Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, các Quy định về quản lý kiến trúc đô thị của các cơ quan có thẩm quyền để xác định các khu chức năng, các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị phù hợp tại từng khu chức năng, tùng ô đường.

    - Nội dung nghiên cứu của đồ án cần đáp ứng yêu cầu theo định hướng các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; mạng lưới giao thông được tổ chức và kết nối theo tầng bậc, được cập nhật và đảm bảo kết nối hạ tầng kỹ thuật của các dự án đầu tư xây dựng, các đồ án quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) trong phạm vi khu vực quy hoạch; kết nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 (hoặc quy hoạch phân khu) tiếp giáp khu vực quy hoạch, phù hợp với đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận Bình Thạnh và đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố đã được phê duyệt.

    - Nhấn mạnh tính chất của một khu đô thị sinh thái hiện đại bằng các giải pháp như: nghiên cứu tổ chức hệ thống các không gian mở, kết nối các khu vực quy hoạch với hệ thống cây xanh sinh thái, mặt nước, khai thác ưu thế về điều kiện môi trường tự nhiên. Phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên đặc thù của khu vực quy hoạch, tôn trọng và khai thác hệ thống kênh rạch tự nhiên trong tổ chức không gian kiến trúc và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.

    - Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp quy hoạch xây dựng gắn với công nghệ xanh, công nghệ tái tạo để phát triển môi trường sinh thái bền vững (năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học, quản lý & tái sử dụng nước, vật liệu mới, vật liệu tái chế,...)

    - Đảm bảo kết nối với khu trung tâm thành phố hiện hữu và các khu vực khác bằng việc phát triển nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ và phát huy lợi thế giao thông đường thủy.

    - Bố cục các khu chức năng rõ ràng, hợp lý theo quy hoạch hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị, phù hợp với tiến độ phân kỳ đầu tư xây dựng dự án.

    - Nghiên cứu phương án quy hoạch có sự gắn kết với các công trình xây dựng mới (về không gian kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật đô thị). Trong trường hợp cần thiết và thỏa thuận được, có thể di dời đến vị trí hợp lý với quy mô và giá trị sử dụng cao hơn.

    saved-content
    unsaved-content
    31