Phó Chủ tịch UBND tỉnh thành mới sau sáp nhập do ai chỉ định?
Nội dung chính
Phó Chủ tịch UBND tỉnh thành mới sau sáp nhập do ai chỉ định?
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 203/2025/QH15 quy định như sau:
3. Khi kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện trong năm 2025 thì không tiến hành bầu các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân tại đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp; không bầu Trưởng đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp. Căn cứ thông báo của cấp ủy có thẩm quyền quản lý cán bộ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân, Trưởng đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp; Thủ tướng Chính phủ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp; Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định Ủy viên Ủy ban nhân dân cùng cấp và chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính cấp dưới hình thành sau sắp xếp; Thường trực Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp chỉ định Ủy viên Ủy ban nhân dân cùng cấp. Trường hợp đặc biệt, cho phép chỉ định nhân sự không phải là đại biểu Hội đồng nhân dân giữ các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp hoặc làm đại biểu Hội đồng nhân dân để hình thành Hội đồng nhân dân lâm thời ở các phường đang thực hiện mô hình chính quyền đô thị không tổ chức Hội đồng nhân dân.
Như vậy, Thủ tướng sẽ chỉ định Phó Chủ tịch UBND tỉnh thành mới sau sáp nhập.
Theo Nghị quyết 202/2025/QH15, 34 tỉnh thành mới sau sắp xếp gồm: - 11 tỉnh thành không thực hiện sắp xếp. - 23 tỉnh thành mới hình thành sau sắp xếp từ 52 tỉnh thành trước đây. |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh thành mới sau sáp nhập do ai chỉ định? (Hình từ Internet)
Danh sách 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập
Ngày 12/06/2025, Quốc hội thông qua Nghị quyết 202/2025/QH15 sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Theo đó, cả nước chính thức sáp nhập còn 34 tỉnh thành, trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố.
Danh sách 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập:
STT | TÊN TỈNH THÀNH |
1 | TP Hà Nội |
2 | TP Huế |
3 | Quảng Ninh |
4 | Cao Bằng |
5 | Lạng Sơn |
6 | Lai Châu |
7 | Điện Biên |
8 | Sơn La |
9 | Thanh Hóa |
10 | Nghệ An |
11 | Hà Tĩnh |
12 | Tuyên Quang (Sáp nhập Hà Giang và Tuyên Quang) |
13 | Lào Cai (Sáp nhập Lào Cai và Yên Bái) |
14 | Thái Nguyên (Sáp nhập Thái Nguyên và Bắc Kạn) |
15 | Phú Thọ (Sáp nhập Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ) |
16 | Bắc Ninh (Sáp nhập Bắc Ninh và Bắc Giang) |
17 | Hưng Yên (Sáp nhập Hưng Yên và Thái Bình) |
18 | TP Hải Phòng (Sáp nhập TP Hải Phòng và Hải Dương) |
19 | Ninh Bình (Sáp nhập Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình) |
20 | Quảng Trị (Sáp nhập Quảng Bình và Quảng Trị) |
21 | TP Đà Nẵng (Sáp nhập Quảng Nam và TP Đà Nẵng) |
22 | Quảng Ngãi (Sáp nhập Kon Tum và Quảng Ngãi) |
23 | Gia Lai (Sáp nhập Gia Lai và Bình Định) |
24 | Khánh Hòa (Sáp nhập Ninh Thuận và Khánh Hòa) |
25 | Lâm Đồng (Sáp nhập Đắk Nông, Bình Thuận và Lâm Đồng) |
26 | Đắk Lắk (Sáp nhập Phú Yên và Đắk Lắk) |
27 | TPHCM (Sáp nhập Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và TPHCM) |
28 | Đồng Nai (Sáp nhập Bình Phước và Đồng Nai) |
29 | Tây Ninh (Sáp nhập Tây Ninh và Long An) |
30 | TP Cần Thơ (Sáp nhập Sóc Trăng, Hậu Giang và TP Cần Thơ) |
31 | Vĩnh Long (Sáp nhập Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh) |
32 | Đồng Tháp (Sáp nhập Tiền Giang và Đồng Tháp) |
33 | Cà Mau (Sáp nhập Bạc Liêu và Cà Mau) |
34 | An Giang (Sáp nhập Kiên Giang và An Giang) |
*Trên đây là "Danh sách 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập"