Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương gồm những đoạn nào?

Dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương có tổng chiều dài khoảng 200–220 km và được phân thành 4 đoạn chính.

Nội dung chính

    Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương gồm những đoạn nào?

    Tại Thông báo 184/TB-VPCP năm 2022 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp về rà soát tiến độ thực hiện các dự án đường bộ cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng), Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công tư và dự án nâng cấp, mở rộng đèo Prenn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

    Căn cứ theo Quyết định 1454/QĐ-TTg năm 2021 thì cao tốc Dầu Giây - Liên Khương gồm 4 đoạn chính:

    (1) Phân đoạn Dầu Giây (Đồng Nai) – Tân Phú (Đồng Nai)

    - Chiều dài: Khoảng hơn 60 km.

    - Điểm đầu: Nút giao Dầu Giây, huyện Thống Nhất, Đồng Nai (kết nối với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây).

    - Điểm cuối: Huyện Tân Phú, Đồng Nai.

    (2) Phân đoạn Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng)

    - Chiều dài: Khoảng 66 km.

    - Đây là đoạn quan trọng giúp kết nối Đồng Nai với cửa ngõ tỉnh Lâm Đồng là Bảo Lộc. Dự án này đã được phê duyệt chủ trương đầu tư và dự kiến sẽ khởi công trong thời gian tới.

    (3) Phân đoạn Bảo Lộc (Lâm Đồng) – Liên Khương (Lâm Đồng)

    - Chiều dài: Khoảng 73 km.

    - Đây là đoạn tiếp nối từ Bảo Lộc đến Liên Khương, huyện Đức Trọng (gần sân bay Liên Khương). Đoạn này đã được triển khai các bước chuẩn bị đầu tư.

    (4) Phân đoạn Liên Khương – Prenn (Lâm Đồng)

    - Chiều dài: Khoảng 19,2 km.

    - Điểm đầu: Nút giao Liên Khương, huyện Đức Trọng.

    - Điểm cuối: Nút giao Prenn, TP. Đà Lạt.

    Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương gồm những đoạn nào?

    Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương gồm những đoạn nào? (Hình từ Internet)

    Tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương có vai trò và ý nghĩa như thế nào?

    Theo Thông báo 423/TB-VPCP năm 2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình thực hiện các dự án đường bộ cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công thì tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương có vài trò và ý nghĩa sau đây:

    - Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương có vị trí, vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong việc kết nối các tỉnh Tây Nguyên với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, nhất là hệ thống cảng biển Đông Nam Bộ và các trung tâm kinh tế - xã hội, công nghiệp;

    - Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương sẽ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển du lịch, góp phần quan trọng trong việc mở rộng không gian phát triển các khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ, bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.

    Từ năm 2021, Trung ương đã ưu tiên nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ địa phương sớm đầu tư xây dựng các dự án thành phần của tuyến cao tốc này.

    Căn cứ theo khoản 2 Thông báo 423/TB-VPCP năm 2024 dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương thuộc thẩm quyền điều chỉnh chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Việc điều chỉnh tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án bảo đảm không quá 50% theo quy định của Luật PPP.

    Việc triển khai đoạn các dự án thuộc cao tốc Dầu Giây - Liên Khương cần bảo đảm đồng bộ, công bằng. Do vậy, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nghiên cứu xem xét cơ chế chính sách tương đồng giữa Dự án Bảo Lộc - Liên Khương và Dự án Tân Phú - Bảo Lộc để nâng cao hiệu quả, tính khả thi của các Dự án. Cụ thể:

    - Yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và các Nhà đầu tư đề xuất tích cực, nỗ lực triển khai các nhiệm vụ để sớm khởi công dự án theo quy định pháp luật.

    - Trong quá trình triển khai thi công các công trình, cần có giải pháp, tính toán để cân đối tỷ lệ đào- đắp hoặc có phương án dự trữ đất đào, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn vật liệu.

    saved-content
    unsaved-content
    47